Khi xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú thì hội đồng cấp cơ sở sẽ có bao nhiêu thành viên?

Em ơi cho chị hỏi: Khi xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú thì hội đồng cấp cơ sở sẽ có tất cả bao nhiêu thành viên vậy em? Đây là câu hỏi của chị Tuyết Anh đến từ An Giang.

Các đối tượng được xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú trong các lĩnh vực nghệ thuật là ai?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Cá nhân hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật cơ sở;
b) Cá nhân hoạt động nghệ thuật tự do;
c) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.
2. Cá nhân quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Diễn viên: Hát, múa, nhạc, sân khấu, điện ảnh, truyền hình thuộc các lĩnh vực Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Hát; Múa; Ngâm thơ; Điện ảnh; Truyền hình;
b) Đạo diễn tác phẩm thuộc lĩnh vực: Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Kịch múa; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Chương trình nghệ thuật tổng hợp ca múa nhạc; Điện ảnh và truyền hình (các thể loại phim truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình), sân khấu truyền thanh, truyền hình;
c) Người làm âm thanh trong tác phẩm điện ảnh, truyền hình và sân khấu; người làm ánh sáng sân khấu và chương trình nghệ thuật tổng hợp;
d) Biên đạo múa; chỉ huy dàn nhạc; chỉ huy hợp xướng; chỉ huy giao hưởng nhạc vũ kịch; chỉ đạo nghệ thuật;
đ) Quay phim điện ảnh và truyền hình các thể loại: Phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình;
e) Họa sỹ: Tạo hình con rối; động tác phim hoạt hình; thiết kế trang trí sân khấu; hóa trang, phục trang sân khấu, điện ảnh, truyền hình;
g) Phát thanh viên phát thanh, truyền hình hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
3. Các cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này, do yêu cầu và nhiệm vụ được điều động làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, quản lý trong lĩnh vực nghệ thuật, đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định này thì được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

Như vậy các đối tượng được xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú trong các lĩnh vực nghệ thuật được quy định cụ thể như trên.

Nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú

Nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú

Khi xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú thì hội đồng cấp cơ sở sẽ có bao nhiêu thành viên?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở
1. Hội đồng cấp cơ sở có từ 05 đến 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu đơn vị. Trường hợp người đứng đầu đơn vị là đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc “Nghệ sĩ ưu tú” thì cấp phó phụ trách nghệ thuật của đơn vị là Chủ tịch Hội đồng.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó phụ trách nghệ thuật của đơn vị;
Trường hợp người đứng đầu đơn vị và cấp phó phụ trách nghệ thuật của đơn vị là đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, Nghệ sĩ ưu tú” thì đơn vị phải báo cáo cấp trên trực tiếp bằng văn bản để cử người thay thế Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng.
c) Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện có uy tín về chuyên ngành nghệ thuật, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, người phụ trách công tác tổ chức, người phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị.
Hội đồng sử dụng con dấu của đơn vị. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.

Như vậy khi xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú thì hội đồng cấp cơ sở sẽ có từ 05 đến 07 thành viên như quy định trên.

Nguyên tắc làm việc của hội đồng các cấp trong việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 89/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 40/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc làm việc của Hội đồng các cấp
1. Hội đồng được thành lập theo từng đợt xét tặng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Cá nhân đang là đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” không tham gia các cấp Hội đồng.
3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín.
4. Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
5. Hội đồng xem xét, đánh giá về từng cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này.
6. Hội đồng cấp trên chỉ tiếp nhận và xem xét các hồ sơ do Hội đồng cấp dưới trình theo thủ tục quy định tại các Điều 14, 15 và 16 của Nghị định này.

Như vậy hội đồng các cấp trong việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú sẽ làm việc theo các nguyên tắc như quy định trên.

Xét tặng danh hiệu
Nghệ sĩ nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân từ ngày 28/6/2024 tại cấp tỉnh theo Quyết định 1689/QĐ-BVHTTDL 2024 ra sao?
Pháp luật
Bảng quy đổi giải thưởng lĩnh vực Âm nhạc mới nhất năm 2024 để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú?
Pháp luật
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú ở cấp Bộ, cấp Tỉnh được tổ chức như thế nào từ ngày 22/7/2024?
Pháp luật
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú ở cấp Nhà nước được thực hiện như thế nào từ ngày 22/7/2024?
Pháp luật
Mẫu Bản nhận xét của Hội đồng đối với cá nhân xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân mới nhất 2024 theo Nghị định 61/2024/NĐ-CP?
Pháp luật
Bảng quy đổi giải thưởng lĩnh vực Phát thanh, truyền hình mới nhất năm 2024 để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú?
Pháp luật
Bảng quy đổi giải thưởng lĩnh vực Sân khấu mới nhất năm 2024 để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú?
Pháp luật
Mẫu Biên bản kiểm phiếu xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân mới nhất từ ngày 22/7/2024 theo Nghị định 61/2024/NĐ-CP?
Pháp luật
Bảng quy đổi giải thưởng lĩnh vực Điện ảnh từ ngày 22/7/2024 xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân tại cấp trung ương từ ngày 28/6/2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xét tặng danh hiệu
1,002 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Xét tặng danh hiệu Văn bản liên quan đến Nghệ sĩ nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào