Khi xảy ra tai nạn lao động thì NSDLĐ có bắt buộc phải giới thiệu NLĐ đi giám định y khoa không? Nếu không giới thiệu có bị phạt không?
Khi xảy ra tai nạn lao động thì NSDLĐ có bắt buộc phải giới thiệu NLĐ đi giám định y khoa không?
Căn cứ theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
"Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
[...] 6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật”
Như vậy, trong trường hợp của bạn nếu tai nạn của bạn được xác định là tai nạn lao động (trong thời gian làm việc ở công ty) thì công ty có trách nhiệm giới thiệu đi giám định khả năng suy giảm lao động và lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động gửi đến cơ quan bảo hiểm.
Theo đó, việc công ty giới thiệu bạn đi giám định y khoa là trái với quy định pháp luật. Nên để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi Ban lãnh đạo công ty hoặc khiếu nại trực tiếp tới Phòng lao động thương binh và xã hội để được giải quyết.
Tai nạn lao động (Hình từ Internet)
Không giới thiệu NLĐ bị tai nạn lao động đi giám định y khoa thì có bị phạt không?
Trường hợp khi đã khiếu nại mà công ty vẫn không giải quyết thì với hành vi vi phạm trên thì công ty sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo điểm d khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
"1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
[...] d) Không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;
[...] 3. Biện pháp khắc phục hậu quả
[...] c) Buộc người sử dụng lao động giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; [...]"
Và mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, còn trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định hồ sơ khám giám định lần đầu như sau:
"1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;
d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
đ) Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định."
Tải về mẫu giấy đề nghị khám giám định mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?