Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp suy luận người khai hải quan không được sử dụng các trị giá nào?
Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp suy luận người khai hải quan không được sử dụng các trị giá nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC và được đính chính bởi Điều 1 Quyết định 2681/QĐ-BTC năm 2019 về phương pháp suy luận:
Theo đó, khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp suy luận, người khai hải quan và cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá hải quan:
- Giá bán trên thị trường nội địa Việt Nam của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam;
- Giá bán hàng hóa ở thị trường nội địa nước xuất khẩu;
- Giá bán hàng hóa để xuất khẩu đến nước khác, không phải Việt Nam;
- Chi phí sản xuất hàng hóa, trừ trường hợp sử dụng các chi phí sản xuất hàng hóa nhập khẩu để xác định trị giá tính toán trong phương pháp trị giá tính toán;
- Giá tham chiếu trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu có rủi ro về trị giá hải quan;
- Trị giá do người khai hải quan khai báo khi chưa có hoạt động mua bán hàng hóa để nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam;
- Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá hải quan.
Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp suy luận người khai hải quan không được sử dụng các trị giá nào? (Hình từ Internet)
Làm cách nào để xác định trị giá hải quan theo phương pháp suy luận?
Đối chiếu theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC và được đính chính bởi Điều 1 Quyết định 2681/QĐ-BTC năm 2019 về phương pháp suy luận:
Theo đó, việc xác định trị giá hải quan theo phương pháp suy luận như sau:
(1) Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu:
Trường hợp không xác định trị giá hải quan cho hàng hóa theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu do không có chứng từ, tài liệu, số liệu định lượng về khoản điều chỉnh cộng hoặc khoản điều chỉnh trừ theo quy định tại Điều 13, Điều 15 Thông tư này thì sử dụng số liệu về khoản đó do người cung cấp xác nhận bằng văn bản cho người khai hải quan.
(2) Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự:
Nếu không có hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan thì lựa chọn những hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự được xuất khẩu trong khoảng thời gian dài hơn, nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá hải quan.
(3) Vận dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá khấu trừ bằng một trong các cách sau đây:
Cách 1: Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu mà không xác định được đơn giá dùng để khấu trừ thì lựa chọn đơn giá được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ;
Cách 2: Nếu không có đơn giá bán lại của chính hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự cho người không có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu thì lựa chọn đơn giá bán lại hàng hóa cho người mua có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu, với điều kiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến đơn giá bán lại.
(4) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.
(5) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.
(6) Trường hợp không xác định được trị giá theo quy định từ (1) đến (5), việc vận dụng các phương pháp xác định trị giá hải quan được thực hiện dựa vào cơ sở dữ liệu trị giá hải quan, nhưng không được vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC.
Lưu ý về trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này thì trị giá hải quan được xác định theo phương pháp suy luận, căn cứ vào các tài liệu, số liệu có sẵn tại thời điểm xác định trị giá hải quan.
Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp suy luận là gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC về phương pháp suy luận:
Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp suy luận bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
- Chứng từ, tài liệu do người cung cấp xác nhận khoản điều chỉnh đối với trường hợp vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
- Tờ khai hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự đối với trường hợp vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự;
- Hóa đơn bán hàng của người nhập khẩu đối với trường hợp vận dụng phương pháp trị giá khấu trừ;
- Các chứng từ, tài liệu khác có liên quan đến việc xác định trị giá hải quan theo phương pháp này (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?