Khi viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật thì phải ghi khoản trước rồi đến Điều hay phải ghi ngược lại?
Khi viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật thì nên ghi khoản trước rồi đến Điều hay phải ghi ngược lại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Kỹ thuật viện dẫn văn bản
1. Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi văn bản. Trong lần viện dẫn tiếp theo, đối với luật, pháp lệnh, ghi đầy đủ tên loại văn bản, tên gọi của văn bản; đối với các văn bản khác, ghi tên loại, số, ký hiệu của văn bản đó.
2. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục của một văn bản quy phạm pháp luật thì phải xác định cụ thể phần, chương, mục, tiểu mục của văn bản đó.
3. Trường hợp viện dẫn đến điều, khoản, điểm thì không phải xác định rõ đơn vị bố cục phần, chương, mục, tiểu mục có chứa điều, khoản, điểm đó.
4. Trường hợp viện dẫn đến phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản thì phải viện dẫn theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và tên của văn bản; nếu viện dẫn từ khoản, điểm này đến khoản, điểm khác trong cùng một điều hoặc từ mục, điều này đến mục, điều khác trong cùng một chương của cùng một văn bản thì không phải xác định tên của văn bản nhưng phải viện dẫn cụ thể.
Như vậy, khi viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi văn bản.
Trong viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật lần tiếp theo, đối với luật, pháp lệnh, ghi đầy đủ tên loại văn bản, tên gọi của văn bản; đối với các văn bản khác, ghi tên loại, số, ký hiệu của văn bản đó.
Theo đó, trong lần viện dẫn từ thứ hai trở đi:
- Đối với luật, pháp lệnh thì chúng ta sẽ ghi đầy đủ tên loại văn bản, tên gọi của văn bản;
- Đối với các văn bản khác chúng ta chỉ cần ghi tên loại, số, ký hiệu của văn bản đó.
Trường hợp viện dẫn đến phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản thì phải viện dẫn theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và tên của văn bản;
Nếu viện dẫn từ khoản, điểm này đến khoản, điểm khác trong cùng một điều hoặc từ mục, điều này đến mục, điều khác trong cùng một chương của cùng một văn bản thì không phải xác định tên của văn bản nhưng phải viện dẫn cụ thể.
Như vậy, trường hợp viện dẫn đến phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản thì phải viện dẫn theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và tên của văn bản. Hay nói cách khác sẽ viện dẫn từ khoản đến Điều rồi mới đến tên văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật (Hình từ Internet)
Việc trình bày bố cục của văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trình bày bố cục của văn bản
...
2. Việc trình bày bố cục của văn bản phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Phần là bố cục lớn nhất được trình bày trong văn bản, nội dung của các phần trong văn bản phải độc lập với nhau;
b) Chương là bố cục lớn thứ hai được trình bày trong văn bản, các chương trong văn bản phải có nội dung tương đối độc lập và có tính hệ thống, lô gích với nhau;
c) Mục là bố cục lớn thứ ba được trình bày trong văn bản, việc phân chia các mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô gích với nhau. Mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, điều;
d) Tiểu mục là bố cục lớn thứ tư được trình bày trong văn bản, việc phân chia các tiểu mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và lô gích với nhau. Tiểu mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, mục, điều;
đ) Điều có thể được trình bày theo khoản, điểm. Nội dung của từng điều phải thể hiện đầy đủ, trọn ý và trọn câu, đúng ngữ pháp;
e) Khoản được sử dụng trong trường hợp nội dung của điều có các ý tương đối độc lập với nhau, nội dung mỗi khoản phải được thể hiện đầy đủ một ý; mỗi khoản phải viết đầy đủ thành câu;
g) Điểm được sử dụng trong trường hợp nội dung khoản có nhiều ý khác nhau.
Như vậy, việc trình bày bố cục của văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm nguyên tắc nêu trên.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật thì việc trình bày quy định chuyển tiếp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trình bày quy định chuyển tiếp
Quy định chuyển tiếp được quy định thành điều riêng tại phần cuối của văn bản, được đặt tên là “Quy định chuyển tiếp” hoặc quy định thành khoản riêng tại các điều cần phải có quy định chuyển tiếp hoặc quy định thành khoản riêng tại điều quy định về hiệu lực thi hành.
Theo đó, quy định chuyển tiếp được quy định thành điều riêng tại phần cuối của văn bản quy phạm pháp luật, được đặt tên là “Quy định chuyển tiếp” hoặc quy định thành khoản riêng tại các điều cần phải có quy định chuyển tiếp hoặc quy định thành khoản riêng tại điều quy định về hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách thức đánh giá thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp theo Hướng dẫn 90? Hướng dẫn các bước đánh giá xếp loại?
- Chủ đầu tư dự án bất động sản có được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác ký kết hợp đồng mua bán nhà ở trong dự án không?
- Mẫu thông báo thưởng lương tháng 13? Tải về thông báo thưởng? Lương tháng 13 có bắt buộc không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp của các cấp công đoàn theo Hướng dẫn 90?
- Tiền học thêm được thu và quản lý thế nào theo Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?