Khi tự thu thập chứng cứ vụ án hành chính, đương sự được yêu cầu cơ quan nào chứng thực chữ ký của người làm chứng?

Khi tự thu thập chứng cứ vụ án hành chính, đương sự được yêu cầu cơ quan nào chứng thực chữ ký của người làm chứng? Lời khai của người làm chứng trong vụ án hành chính được xem là chứng cứ khi đảm bảo yêu cầu nào? câu hỏi của chị Hòa (Nha Trang).

Khi tự thu thập chứng cứ vụ án hành chính, đương sự được yêu cầu cơ quan nào chứng thực chữ ký của người làm chứng?

Căn cứ Điều 84 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:

Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ
1. Đương sự có quyền tự mình thu thập chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:
a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử;
b) Thu thập vật chứng;
c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, khi tự thu thập chứng cứ vụ án hành chính, đương sự được yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng.

Khi tự thu thập chứng cứ vụ án hành chính, đương sự được yêu cầu cơ quan nào chứng thực chữ ký của người làm chứng?

Khi tự thu thập chứng cứ vụ án hành chính, đương sự được yêu cầu cơ quan nào chứng thực chữ ký của người làm chứng? (hình từ internet)

Lời khai của người làm chứng trong vụ án hành chính được xem là chứng cứ khi đảm bảo yêu cầu nào?

Tại Điều 82 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:

Xác định chứng cứ
1. Tài liệu đọc được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó.
3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.
7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.
8. Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.
9. Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.
10. Các nguồn khác theo quy định của pháp luật được xác định là chứng cứ.

Theo đó, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

Người làm chứng trong vụ án hành chính có các quyền và nghĩa vụ gì?

Tại khoản 1 Điều 62 Luật Tố tụng hành chính 2015 giải thích người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án được đương sự đề nghị và Tòa án triệu tập tham gia tố tụng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.

Cũng theo quy định này, người làm chứng trong tố tụng hành chính có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

- Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ án;

- Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được liên quan đến việc giải quyết vụ án;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về khai báo của mình, bồi thường thiệt hại do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác;

- Phải có mặt tại Tòa án và tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải được thực hiện tại Tòa án, tại phiên tòa; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa;

- Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên;

- Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân hoặc việc khai báo đó ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình;

- Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai;

- Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;

- Khiếu nại hành vi tố tụng, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

Vụ án hành chính
Chứng thực chữ ký Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chứng thực chữ ký
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài
Pháp luật
Công văn 207 giải đáp vướng mắc trong công tác xét xử vụ án hành chính về việc triệu tập thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ra sao?
Pháp luật
Chứng thực chữ ký người dịch thì cơ quan thực hiện cần phải lưu mấy bản giấy tờ? Thời hạn lưu trữ bao lâu?
Pháp luật
Công văn 207 giải đáp vướng mắc về yêu cầu khởi kiện hủy sổ đỏ trong xét xử vụ án hành chính thế nào?
Pháp luật
Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính có phải là hành vi không giải quyết văn bản chuyển đơn của Chính phủ?
Pháp luật
Hộ khẩu thường trú ở Gia Lai nhưng muốn thực hiện chứng thực chữ ký tại TP. Hồ Chí Minh thì có được không?
Pháp luật
Công văn 207/TANDTC-PC giải đáp một số vướng mắc trong công tác xét xử vụ án hành chính thế nào?
Pháp luật
Trong vụ án hành chính, mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) là mẫu nào?
Pháp luật
Thẩm phán quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo mẫu nào? Hướng dẫn viết mẫu?
Pháp luật
Giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính là mẫu nào? Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính?
Pháp luật
Bị câm, điếc và không biết chữ nên không thể phổ biến nội dung trong biên bản họp gia đình, cách giải quyết như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vụ án hành chính
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,872 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vụ án hành chính Chứng thực chữ ký

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vụ án hành chính Xem toàn bộ văn bản về Chứng thực chữ ký

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào