Khi trúng tuyển viên chức thì có được dùng thời gian làm việc theo hợp đồng lao động làm căn cứ xếp lương không?
Khi trúng tuyển viên chức thì có được dùng thời gian làm việc theo hợp đồng lao động làm căn cứ xếp lương không?
Căn cứ khoản 5 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định tiếp nhận vào làm viên chức như sau:
"5. Trường hợp người được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm viên chức theo quy định tại Nghị định này, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào làm viên chức (nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) ở trình độ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận được tính để làm căn cứ xếp lương theo chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận.
Việc xếp lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định hiện hành."
Theo quy định trên thì nếu được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc đúng chuyên môn nghiệp vụ đã đảm nhiệm trước đây thì thời gian làm việc trước đó có đóng BHXH bắt buộc (chưa rút BHXH một lần) ở trình độ đào tạo tương ứng đối với trình độ theo vị trí giảng viên sẽ được dùng làm căn cứ xếp lương.
Tức thời gian làm việc theo hợp đồng lao động thỏa điều kiện tại khoản 5 Điều 13 nêu trên vẫn có thể được xem xét để tính lương khi tuyển dụng vào vị trí mới nếu thời gian làm việc theo hợp đồng lao động trước đó của bạn ở trình độ đào tạo tương ứng với vị trí giảng viên.
Viên chức
Trình độ đào tạo của viên chức là nghiên cứu viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định nghiên cứu viên (hạng III) - Mã số: V.05.01.03 như sau:
"1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, tỉnh;
b) Trực tiếp nghiên cứu, tham gia các hoạt động điều tra, khảo sát, phục vụ nghiên cứu và hướng dẫn, kiểm tra các trợ lý nghiên cứu thực hiện các nội dung nghiên cứu, thí nghiệm được giao; tham gia các sinh hoạt học thuật chuyên ngành;
c) Viết báo cáo tổng kết nhiệm vụ khoa học và công nghệ, biên soạn tài liệu, thông tin nhằm phổ biến và ứng dụng rộng rãi các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiên cứu viên (hạng III).
[...]"
Trình độ đào tạo của viên chức là giảng viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT quy định giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03 như sau:
"1. Nhiệm vụ:
a) Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;
b) Tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo;
c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, biên dịch sách và giáo trình bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi chung là sách phục vụ đào tạo);
d) Tổ chức, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
d) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập;
e) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
g) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
[...]”
Như vậy yêu cầu trình độ đào tạo của nghiên cứu viên là trình độ đại học trở lên còn trình còn của giảng viên là có bằng thạc sỹ trở lên.
Hai vị trí này yêu cầu trình độ đào tạo khác nhau nên thời gian bạn làm việc ở vị trí nghiên cứu viên không được làm căn cứ để xếp lương vị trí mới. Bạn sẽ được xếp lương lại từ bậc 1 của vị trí giảng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?