Khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát sinh vật gây hại, cỏ dại và bệnh hại có thể áp dụng các biện pháp nào?
Khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát sinh vật gây hại có thể áp dụng các biện pháp nào?
Trồng chè hữu cơ (Hình từ Internet)
Tại tiểu mục 5.1.10.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 quy định yêu cầu đối với kiểm soát sinh vật gây hại khi trồng chè hữu cơ như sau:
Đối với trồng chè hữu cơ phải có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại. Cần xem xét sự cân bằng của thiên địch so với quần thể sinh vật gây hại và sức khỏe của cây chè trước khi sử dụng các chất được sản xuất tự nhiên hoặc các chất cho phép để kiểm soát sinh vật gây hại được nêu trong Bảng A.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017.
Khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát sinh vật gây hại có thể áp dụng các biện pháp:
Sử dụng giống chè kháng sâu bệnh và phù hợp với điều kiện sinh thái của khu vực trồng chè cụ thể;
- Áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp như làm đất, giữ khoảng cách thích hợp giữa các hàng chè, thay đổi thời kỳ đốn, thu hái chè theo nhiều đợt, hái san chật/hái thường xuyên những búp đủ tiêu chí hái [khí tán chè có 30 % búp đủ tiêu chí hái, tránh khoảng cách hái quá dài sẽ tạo cơ hội cho côn trùng gây hại (ví dụ: bọ xít muỗi, bọ trĩ, rầy xanh) đẻ trứng);
Duy trì độ phì của đất và cân bằng chất dinh dưỡng cũng như quản lý nước cho sự phát triển của cây chè khỏe mạnh; kết hợp bón lót và cày sâu trong vườn chè vào cuối mùa thu để giảm số lượng sâu bướm cánh vảy trong mùa đông;
Làm sạch khu vực đất rụng lá ở giữa các hàng chè, ngăn ngừa và xử lý sâu bệnh ở lớp đất mặt.
- Sử dụng biện pháp vật lý như vệ sinh vườn chè để loại bỏ mầm bệnh và cỏ dại; lấp đất diệt nhộng; dùng vợt, bẫy dính, bẫy ánh sáng để bắt côn trùng gây hại;
- Sử dụng biện pháp sinh học: dùng bẫy bả sinh học, nuôi thả và bảo vệ thiên địch, trồng cây dẫn dụ hoặc cây xua đuổi côn trùng gây hại, sử dụng vi sinh vật và chế phẩm sinh học nêu trong Bảng A.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 cũng như các chế phẩm thực vật tự nhiên khác (ví dụ: sản phẩm chứa pyrethrum tự nhiên, dịch chiết từ các loại cây như ớt, lá hoặc hạt cây neem, thân cây thuốc lá, thuốc lào).
Khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát cỏ dại có thể áp dụng các biện pháp nào?
Tại tiểu mục 5.1.10.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 thì khi trồng chè hữu cơ phải biện pháp cụ thể để kiểm soát cỏ dại, đặc biệt là các loài chứa độc tố alkaloid pyrrolizidin. Các biện pháp kiểm soát cỏ dại bao gồm:
- Làm cỏ thủ công, nên thực hiện trong những ngày trời nắng nhằm tăng khả năng diệt cỏ; nên làm cỏ ngay khi cỏ còn non, chưa ra hoa, rụng hạt (3 lần đến 4 lần mỗi năm);
- Canh tác bằng cơ giới (cày xới đất), khi thích hợp;
- Giữ cho tán chè càng khép càng tốt;
- Trồng cây che bóng
- Che phủ mặt đất giữa các hàng chè bằng: các vật liệu tự nhiên (ví dụ: rơm, rạ, cỏ khô hoặc cỏ dại không có khả năng tái sinh, cây phân xanh) hoặc các vật liệu khác có thể phân hủy sinh học hoàn toàn; chất dẻo hoặc các vật liệu tổng hợp khác, các vật liệu này phải được thu gom ra khỏi khu vực trồng trọt vào cuối mùa vụ. Nếu không che phủ gốc chè thì khi mưa to đất bị chặt, phải xới phá váng.
Khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát bệnh hại có thể áp dụng các biện pháp nào?
Tại tiểu mục 5.1.10.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-6:2018 khi trồng chè hữu cơ cần cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp, cân bằng nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng để cây chè khỏe mạnh. Đặc biệt, không sử dụng dư nguồn nitơ. Có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát sau đây:
- Thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của các sinh vật gây bệnh;
- Sử dụng các chất có nguồn gốc thực vật, chất khoáng hoặc chế phẩm sinh học không chứa các chất tổng hợp.
Bên cạnh đó còn có các biện pháp kiểm soát ô nhiễm được quy định tại 5.1.11 Mục này như sau:
Kiểm soát ô nhiễm
Kiểm soát ô nhiễm theo 5.1.6 của TCVN 11041-1:2017 và các yêu cầu sau đây:
a) Máy móc, thiết bị phải luôn được bảo trì để tránh ô nhiễm nhiên liệu và dầu. Dầu bôi trơn dùng cho máy cắt chè phải có nguồn gốc từ dầu thực phẩm.
b) Phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm từ các vùng lân cận hoặc từ các nguồn ô nhiễm như đất, nước và không khí. Kiểm soát ô nhiễm từ bên ngoài bằng cách lập vùng đệm theo 5.1.1 của TCVN 11041-1:2017.
c) Nếu có nguy cơ ô nhiễm, phải lấy mẫu đất và nước để phân tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?