Khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước khu vực 4 có những quyền hạn nào?
Kiểm toán nhà nước khu vực 4 thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Kiểm toán nhà nước khu vực 4 được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1353/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Kiểm toán nhà nước khu vực IV là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn khu vực theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước, cụ thể gồm các đối tượng sau:
a) Các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn khu vực;
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức của địa phương trên địa bàn khu vực có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công;
c) Các công trình, dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân các cấp hoặc do các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân các cấp làm chủ đầu tư trên địa bàn khu vực;
d) Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ do các cấp có thẩm quyền của chính quyền địa phương thành lập thuộc địa bàn khu vực;
đ) Kiểm toán một số đối tượng khác theo chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước.
...
Theo đó, Kiểm toán nhà nước khu vực 4 là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn khu vực theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước, cụ thể gồm các đối tượng sau:
- Các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn khu vực;
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức của địa phương trên địa bàn khu vực có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công;
- Các công trình, dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân các cấp hoặc do các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân các cấp làm chủ đầu tư trên địa bàn khu vực;
- Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ do các cấp có thẩm quyền của chính quyền địa phương thành lập thuộc địa bàn khu vực;
- Kiểm toán một số đối tượng khác theo chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán nhà nước khu vực 4 (Hình từ Internet)
Khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước khu vực 4 có những quyền hạn nào?
Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước khu vực 4 khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được quy định tại khoản 12 Điều 2 Quyết định 1353/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán;
+ Được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán;
+ Việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật, của Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán;
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật;
+ Kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán do Kiểm toán nhà nước phát hiện;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật;
+ Đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và kiểm toán viên nhà nước;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước trưng cầu giám định về chuyên môn khi cần thiết;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện;
- Thông qua hoạt động kiểm toán, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, địa phương và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật;
- Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước khu vực 4 như thế nào?
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước khu vực 4 được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1353/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
- Văn phòng;
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Kiểm toán ngân sách 1;
- Phòng Kiểm toán ngân sách 2;
- Phòng Kiểm toán ngân sách 3;
- Phòng Kiểm toán doanh nghiệp;
- Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án;
- Phòng Kiểm toán hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?