Khi tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu môn Võ cổ truyền tại Việt Nam cần chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị như thế nào?
- Khi tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu môn Võ cổ truyền tại Việt Nam cần chuẩn bị cơ sở vật chất như thế nào?
- Trang thiết bị khi tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu môn Võ cổ truyền tại Việt Nam như thế nào?
- Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Võ cổ truyền hướng dẫn tối đa bao nhiêu người trong một buổi tập?
Khi tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu môn Võ cổ truyền tại Việt Nam cần chuẩn bị cơ sở vật chất như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 14/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu môn Võ cổ truyền như sau:
Cơ sở vật chất
1. Cơ sở vật chất môn Võ cổ truyền, môn Vovinam phải đáp ứng những yêu cầu sau:
a) Sàn tập phải bằng phẳng, không trơn trượt;
b) Khoảng cách an toàn từ sàn tập đến vật xung quanh ít nhất là 2,5m;
c) Không gian tập luyện thoáng mát, ánh sáng từ 150 lux trở lên;
d) Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập, có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;
d) Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục khi tham gia tập luyện, các biện pháp đảm bảo an toàn khi tập luyện.
2. Trường hợp tập luyện và thi đấu môn Võ cổ truyền, môn Vovinam trong nhà, Khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà không thấp hơn 2,7m.
Theo quy định trên, cơ sở vật chất môn Võ cổ truyền khi tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Sàn tập phải bằng phẳng, không trơn trượt;
- Khoảng cách an toàn từ sàn tập đến vật xung quanh ít nhất là 2,5m;
- Không gian tập luyện thoáng mát, ánh sáng từ 150 lux trở lên;
- Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập, có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;
- Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục khi tham gia tập luyện, các biện pháp đảm bảo an toàn khi tập luyện.
Lưu ý, trường hợp tập luyện và thi đấu môn Võ cổ truyền trong nhà thì khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà không thấp hơn 2,7m.
Khi tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu môn Võ cổ truyền tại Việt Nam cần chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị như thế nào? (Hình từ Internet)
Trang thiết bị khi tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu môn Võ cổ truyền tại Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 14/2018/TT-BVHTTDL quy định về trang thiết bị tập luyện và thi đấu môn Võ cổ truyền cụ thể như sau:
Trang thiết bị
1. Trang thiết bị phục vụ tập luyện đối kháng bao gồm: Mũ bảo hiểm, bao răng, bảo vệ hạ bộ, băng chân bảo vệ cổ chân, băng tay bảo vệ khuỷu tay, quần áo tập luyện, găng tay, áo giáp.
2. Trang thiết bị thi đấu môn Võ cổ truyền, môn Vovinam theo quy định của Luật thi đấu Võ cổ truyền, Luật thi đấu Vovinam.
3. Các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu là vũ khí thô sơ phải được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, trang thiết bị khi tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu môn Võ cổ truyền tại Việt Nam như sau:
- Trang thiết bị phục vụ tập luyện đối kháng bao gồm: Mũ bảo hiểm, bao răng, bảo vệ hạ bộ, băng chân bảo vệ cổ chân, băng tay bảo vệ khuỷu tay, quần áo tập luyện, găng tay, áo giáp.
- Trang thiết bị thi đấu môn Võ cổ truyền theo quy định của Luật thi đấu Võ cổ truyền.
- Các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu là vũ khí thô sơ phải được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Võ cổ truyền hướng dẫn tối đa bao nhiêu người trong một buổi tập?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 14/2018/TT-BVHTTDL quy định về mật độ tập luyện cụ thể như sau:
Mật độ tập luyện
1. Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm ít nhất là 2,5m2/01 người tập.
2. Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 40 người trong một buổi tập.
Theo quy định trên, mật độ tập luyện môn Võ cổ truyền trên sàn bảo đảm ít nhất là 2,5m2/01 người tập.
Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Võ cổ truyền hướng dẫn không quá 40 người trong một buổi tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng tiêu dùng nội bộ không phải xuất hóa đơn trong trường hợp nào? Hàng tiêu dùng nội bộ có được sử dụng hóa đơn điện tử không?
- Việc xây dựng bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày tháng năm nào theo Nghị định 71?
- Hương ước quy ước được thể hiện dưới hình thức nào? Hương ước quy ước thông qua khi nào theo quy định?
- Nhà thầu có được hưởng ưu đãi khi sử dụng số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên hay không?
- Công ty không có nội quy lao động thì có bị xử phạt hay không theo quy định của Bộ luật Lao động?