Khi tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo yêu cầu của một bên có cần phải đáp ứng điều kiện gì không?
Đối thoại tại nơi làm việc được hiểu như thế nào?
Căn cứ Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định tổ chức đối thoại tại nơi làm việc như sau:
"Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định việc tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc."
Đối chiếu quy định trên, như vậy, đối thoại tại nơi làm việc được hiểu là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Khi tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo yêu cầu của một bên có cần phải đáp ứng điều kiện gì không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên như sau:
"Điều 40. Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
1. Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
b) Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.
3. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên."
Như vậy, theo quy định trên thì việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một bên bạn cần phải đảm bảo các điều kiện cụ thể như sau:
+ Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
+ Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc được quy định ra sao?
Theo Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội dung đối thoại tại nơi làm việc như sau:
"Điều 64. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm."
Như vậy, nội dung đối thoại tại nơi làm việc được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hay kinh phí hoạt động?
- Tháng củ mật là gì? Tháng củ mật là tháng mấy 2025? Tại sao lại gọi tháng Chạp là tháng củ mật?
- Công trình và trang thiết bị phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Quy định về việc chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị trong phòng thủ dân sự?
- Ký hiệu biển số xe quân sự 2025? Ký hiệu biển số xe của các cơ quan, đơn vị theo Thông tư 69 như thế nào?
- Việc công bố quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng phải thông qua những hình thức nào?