Khi tiếp nhận trại viên nhiễm HIV/AIDS thì cơ sở giáo dục bắt buộc cần làm khám sức khỏe những nội dung nào cho trại viên?
- Nguyên tắc điều trị cho trại viên nhiễm HIV/AIDS tại cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như thế nào?
- Khi tiếp nhận trại viên nhiễm HIV/AIDS thì cơ sở giáo dục bắt buộc cần làm khám sức khỏe những nội dung nào cho trại viên?
- Tổ chức hoạt động tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV trong cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như thế nào?
Nguyên tắc điều trị cho trại viên nhiễm HIV/AIDS tại cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BCA-BQP-BYT quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV tại cơ sở quản lý
1. Không bố trí đối tượng nhiễm HIV thành đội hoặc tổ riêng để học tập, lao động, sinh hoạt, chữa bệnh, trừ trường hợp mắc các bệnh phải thực hiện điều trị cách ly theo quy định của pháp luật.
2. Bố trí công việc, lao động phù hợp với tình hình sức khỏe của đối tượng nhiễm HIV; không bố trí đối tượng nhiễm HIV làm công việc dễ bị nhiễm trùng, dễ xây xước da hoặc có khả năng lây truyền HIV cho người khác.
3. Tập trung việc tư vấn và xét nghiệm HIV cho các đối tượng là những trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 6 Điều 5 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (gọi tắt là Luật Phòng, chống HIV/AIDS).
4. Việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của đối tượng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BYT ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
Khi tiếp nhận trại viên nhiễm HIV/AIDS thì cơ sở giáo dục bắt buộc cần làm khám sức khỏe những nội dung nào cho trại viên?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BCA-BQP-BYT quy định như sau:
Khám, phân loại sức khỏe
1. Sau khi tiếp nhận đối tượng quản lý, cơ sở quản lý thực hiện việc khám sức khỏe theo các nội dung sau đây:
a) Khai thác tiền sử bệnh, tiền sử sử dụng ma túy của đối tượng quản lý, trong đó cần chú trọng khai thác thông tin về tình trạng nhiễm HIV và tiền sử điều trị bằng thuốc kháng HIV, điều trị bằng thuốc thay thế;
b) Khám đánh giá, phân loại tình trạng sức khỏe của đối tượng;
c) Sau khi phân loại tình trạng sức khỏe của đối tượng, cơ sở quản lý triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng quản lý theo các nội dung sau đây:
- Trường hợp đối tượng quản lý đã điều trị HIV/AIDS, điều trị thay thế ngoài cộng đồng: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
- Trường hợp đối tượng quản lý đã biết tình trạng nhiễm HIV nhưng chưa được điều trị HIV/AIDS: Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này;
- Trường hợp đối tượng quản lý có hành vi nguy cơ cao chưa biết tình trạng nhiễm HIV: Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
Như vậy khi tiếp nhận trại viên là người nhiễm HIV/AIDS thì cở sở giáo dục bắt buộc thực hiện việc khám sức khỏe theo các nội dung sau đây:
- Khai thác tiền sử bệnh, tiền sử sử dụng ma túy của đối tượng quản lý, trong đó cần chú trọng khai thác thông tin về tình trạng nhiễm HIV và tiền sử điều trị bằng thuốc kháng HIV, điều trị bằng thuốc thay thế;
- Khám đánh giá, phân loại tình trạng sức khỏe của đối tượng;
- Sau khi phân loại tình trạng sức khỏe của đối tượng, cơ sở quản lý triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng quản lý theo quy định.
Cơ sở giáo dục bắt buộc (Hình từ Internet)
Tổ chức hoạt động tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV trong cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BCA-BQP-BYT quy định như sau:
Tuyên truyền, giáo dục và tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV
...
3. Tổ chức hoạt động tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV:
a) Định kỳ mỗi năm một lần, cơ sở quản lý phối hợp với Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh nơi cơ sở quản lý đặt trụ sở thực hiện tư vấn cho các đối tượng quản lý thuộc cơ sở quản lý theo hình thức tư vấn nhóm (không áp dụng đối với người bị tạm giữ, tạm giam ở trại tạm giam, nhà tạm giữ). Trường hợp cơ sở quản lý có nhiều phân trại, phân khu thì mỗi phân trại, phân khu phải tổ chức tư vấn nhóm thành một lần riêng biệt;
b) Trong quá trình quản lý đối tượng quản lý, cán bộ y tế của cơ sở quản lý có trách nhiệm tổ chức hoạt động tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV cho đối tượng quản lý phù hợp với tình hình, đặc điểm của cơ sở quản lý.
...
Như vậy định kỳ mỗi năm một lần, cơ sở giáo dục bắt buộc phối hợp với Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh thực hiện tư vấn cho trại viên theo hình thức nhóm.
Trường hợp cơ sở giáo dục bắt buộc có nhiều phân trại, phân khu thì mỗi phân trại, phân khu phải tổ chức tư vấn nhóm thành một lần riêng biệt.
Trong quá trình quản lý tại viên, cán bộ y tế của cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm tổ chức hoạt động tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV cho trại viên phù hợp với tình hình, đặc điểm của cơ sở giáo dục bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?