Khi tiếp nhận phạm nhân là người nước ngoài đến trại giam chấp hành án phạt tù thì giám thị trại giam phải thông báo cho những cơ quan nào?
- Khi tiếp nhận phạm nhân là người nước ngoài đến trại giam chấp hành án phạt tù thì giám thị trại giam phải thông báo cho những cơ quan nào?
- Nội dung thông báo tiếp nhận phạm nhân là người nước ngoài đến trại giam chấp hành án phạt tù gồm những gì?
- Cơ quan nào có trách nhiệm xác nhận quốc tịch của phạm nhân đến chấp hành án phạt tù?
Khi tiếp nhận phạm nhân là người nước ngoài đến trại giam chấp hành án phạt tù thì giám thị trại giam phải thông báo cho những cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG quy định về thông báo việc phạm nhân đến chấp hành án phạt tù như sau:
Thông báo việc phạm nhân đến chấp hành án phạt tù
1. Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận phạm nhân là người nước ngoài đến trại giam chấp hành án phạt tù hoặc kể từ ngày người nước ngoài phạm tội bị kết án tử hình, giám thị trại giam, trại tạm giam phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao và báo cáo cho Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng biết.
2. Nội dung thông báo gồm: họ và tên của phạm nhân; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; quốc tịch; bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu; tội danh, ngày bắt, án phạt, án phí, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ dân sự khác (nếu có) và Tòa án đã kết án; ngày đến trại giam, nơi thi hành án; tình trạng sức khỏe khi vào trại giam; các thông tin liên quan khác (nếu có).
3. Cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước có phạm nhân mang quốc tịch để xác nhận quốc tịch của họ.
...
Như vậy, theo quy định, khi tiếp nhận phạm nhân là người nước ngoài đến trại giam chấp hành án phạt tù thì trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận phạm nhân, giám thị trại giam phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao.
Đồng thời, báo cáo cho Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng biết.
Khi tiếp nhận phạm nhân là người nước ngoài đến trại giam chấp hành án phạt tù thì giám thị trại giam phải thông báo cho những cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Nội dung thông báo tiếp nhận phạm nhân là người nước ngoài đến trại giam chấp hành án phạt tù gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG quy định về thông báo việc phạm nhân đến chấp hành án phạt tù như sau:
Thông báo việc phạm nhân đến chấp hành án phạt tù
...
2. Nội dung thông báo gồm: họ và tên của phạm nhân; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; quốc tịch; bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu; tội danh, ngày bắt, án phạt, án phí, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ dân sự khác (nếu có) và Tòa án đã kết án; ngày đến trại giam, nơi thi hành án; tình trạng sức khỏe khi vào trại giam; các thông tin liên quan khác (nếu có).
3. Cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước có phạm nhân mang quốc tịch để xác nhận quốc tịch của họ.
4. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của trại giam, cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng kết quả việc xác minh quốc tịch của phạm nhân.
Như vậy, theo quy định, nội dung thông báo tiếp nhận phạm nhân là người nước ngoài đến trại giam chấp hành án phạt tù gồm:
(1) Họ và tên của phạm nhân;
(2) Ngày, tháng, năm sinh;
(3) Nơi sinh;
(4) Giới tính;
(5) Quốc tịch;
(6) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;
(7) Tội danh, ngày bắt, án phạt, án phí, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ dân sự khác (nếu có) và Tòa án đã kết án;
(8) Ngày đến trại giam, nơi thi hành án;
(9) Tình trạng sức khỏe khi vào trại giam;
(10) Các thông tin liên quan khác (nếu có).
Cơ quan nào có trách nhiệm xác nhận quốc tịch của phạm nhân đến chấp hành án phạt tù?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG quy định về thông báo việc phạm nhân đến chấp hành án phạt tù như sau:
Thông báo việc phạm nhân đến chấp hành án phạt tù
...
2. Nội dung thông báo gồm: họ và tên của phạm nhân; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; quốc tịch; bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu; tội danh, ngày bắt, án phạt, án phí, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ dân sự khác (nếu có) và Tòa án đã kết án; ngày đến trại giam, nơi thi hành án; tình trạng sức khỏe khi vào trại giam; các thông tin liên quan khác (nếu có).
3. Cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước có phạm nhân mang quốc tịch để xác nhận quốc tịch của họ.
4. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của trại giam, cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng kết quả việc xác minh quốc tịch của phạm nhân.
Như vậy, theo quy định, cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước có phạm nhân mang quốc tịch để xác nhận quốc tịch của họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?