Khi tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì việc quyết định chi văn hoá, văn nghệ và tặng phẩm thuộc về cơ quan nào?
- Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam bao gồm những nguồn nào?
- Khi tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì việc quyết định chi văn hoá, văn nghệ thuộc về cơ quan nào?
- Khi tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì việc quyết định chi tặng phẩm thuộc về cơ quan nào?
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam bao gồm những nguồn nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 71/2018/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiếp khách nước ngoài làm việc tại Việt Nam, chế độ tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiếp khách nước ngoài làm việc tại Việt Nam, chế độ tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước
1. Ngân sách nhà nước.
2. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Các khoản đóng góp, ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.
4. Nguồn thu phí được để lại theo quy định của pháp luật phí, lệ phí (trong trường hợp có văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng nguồn thu phí được để lại để chi tiếp khách nước ngoài, chi hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiếp khách trong nước).
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam bao gồm những nguồn được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Trong đó có nguồn từ ngân sách nhà nước và nguồn từ các khoản đóng góp, ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.
Tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Khi tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì việc quyết định chi văn hoá, văn nghệ thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 71/2018/TT-BTC quy định về chi văn hoá, văn nghệ như sau:
Chi văn hoá, văn nghệ và tặng phẩm
Căn cứ tính chất công việc, yêu cầu đối ngoại của từng đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm đón đoàn quyết định chi văn hoá, văn nghệ và tặng phẩm trên tinh thần tiết kiệm, không phô trương hình thức; cụ thể như sau:
1. Chi văn hoá, văn nghệ
a) Đối với đoàn khách hạng đặc biệt: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình, đề án đón đoàn;
b) Đối với đoàn khách hạng A, B và C: Tuỳ từng trường hợp cụ thể, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong kế hoạch đón đoàn, nhưng tối đa mỗi đoàn chỉ được mời xem biểu diễn nghệ thuật một lần theo giá vé tại rạp hoặc theo hợp đồng biểu diễn.
...
Theo đó, khi tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì việc chi văn hoá, văn nghệ đối với đoàn khách hạng đặc biệt thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình, đề án đón đoàn.
Đối với đoàn khách hạng A, B và C thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong kế hoạch đón đoàn, nhưng tối đa mỗi đoàn chỉ được mời xem biểu diễn nghệ thuật một lần theo giá vé tại rạp hoặc theo hợp đồng biểu diễn.
Khi tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì việc quyết định chi tặng phẩm thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 71/2018/TT-BTC quy định về chi tặng phẩm như sau:
Chi văn hoá, văn nghệ và tặng phẩm
...
2. Chi tặng phẩm
Tặng phẩm là sản phẩm do Việt Nam sản xuất và thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc, mức mua quà tặng cụ thể như sau:
a) Đối với đoàn khách hạng đặc biệt: Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình, đề án đón đoàn;
b) Đối với đoàn khách hạng A:
- Trưởng đoàn khách: 1.300.000 đồng/người. Trường hợp có Phu nhân (Phu quân) của Trưởng đoàn đi cùng đoàn, mức chi tặng phẩm đối với Phu nhân (Phu quân): 1.300.000 đồng/người.
- Trường hợp đặc biệt theo yêu cầu đối ngoại hoặc theo thông lệ ngoại giao giữa hai nước, thủ trưởng cơ quan đón tiếp đoàn xem xét, quyết định việc tặng phẩm tặng thành viên chính thức và quan chức tùy tùng trong kế hoạch, đề án đón đoàn, mức chi: 500.000 đồng/người.
c) Đối với đoàn khách hạng B:
- Trưởng đoàn khách: 900.000 đồng/người. Trường hợp có Phu nhân (Phu quân) của Trưởng đoàn đi cùng đoàn, mức chi tặng phẩm đối với Phu nhân (Phu quân): 900.000 đồng/người.
- Trường hợp đặc biệt theo yêu cầu đối ngoại hoặc theo thông lệ ngoại giao giữa hai nước, thủ trưởng cơ quan đón tiếp đoàn xem xét, quyết định việc tặng phẩm tặng thành viên chính thức và quan chức tùy tùng trong kế hoạch, đề án đón đoàn, mức chi: 500.000 đồng/người.
Theo đó, khi tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì việc chi tặng phẩm do thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình, đề án đón đoàn.
Tùy thuộc vào việc phân loại đoàn khách mà mức chi tặng phẩm có sự khác nhau và được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 12 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?