Khi thực hiện chế độ tiếp khách nước ngoài thì nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập có được sử dụng không?

Tôi có thắc mắc liên quan đến việc thực hiện chế độ tiếp khách nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cho tôi hỏi khi thực hiện chế độ tiếp khách nước ngoài thì nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập có được sử dụng không? Câu hỏi của anh Hồng Thanh ở Đồng Tháp.

Khi thực hiện chế độ tiếp khách nước ngoài thì nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập có được sử dụng không?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 71/2018/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiếp khách nước ngoài làm việc tại Việt Nam, chế độ tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước như sau:

Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiếp khách nước ngoài làm việc tại Việt Nam, chế độ tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước
1. Ngân sách nhà nước.
2. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Các khoản đóng góp, ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.
4. Nguồn thu phí được để lại theo quy định của pháp luật phí, lệ phí (trong trường hợp có văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng nguồn thu phí được để lại để chi tiếp khách nước ngoài, chi hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiếp khách trong nước).

Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiếp khách nước ngoài làm việc tại Việt Nam, chế độ tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước bao gồm những nguồn được quy định tại Điều 3 nêu trên.

Như vậy, khi thực hiện chế độ tiếp khách nước ngoài thì nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập vẫn được sử dụng để tiếp đón khách.

Tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (Hình từ Internet)

Chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 71/2018/TT-BTC quy định về chế độ tiếp khách nước ngoài, chế độ hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước như sau:

Quy định chung về chế độ tiếp khách nước ngoài, chế độ hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước
1. Quy định chung về chế độ tiếp khách nước ngoài, chế độ hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam
a) Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương khi mời các đoàn khách nước ngoài, các tổ chức quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam; tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam (sau đây gọi chung là hội nghị quốc tế) thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ); Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam (sau đây gọi là Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ);
b) Việc đài thọ cho các đoàn khách nước ngoài thăm và làm việc tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Thông tư này và phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở nguyên tắc đối đẳng do cơ quan chủ trì tổ chức đón, tiếp đoàn kiến nghị, quy định trong kế hoạch, đề án đón đoàn;
c) Cơ quan, đơn vị đón tiếp các đoàn khách nước ngoài, tổ chức hội nghị quốc tế, tổ chức hội nghị giao ban biên giới thường kỳ cần sử dụng hội trường, phòng họp, phương tiện đi lại, cơ sở vật chất và nhân lực sẵn có để phục vụ khách; trường hợp thiếu hoặc không đáp ứng được yêu cầu được thuê dịch vụ bên ngoài theo phê duyệt của thủ trưởng cơ quan, đơn vị;
d) Mức chi đón tiếp khách quốc tế được quy định theo cấp hạng khách quốc tế theo quy định của Chính phủ quy định tại Chỉ thị số 297-CT ngày 26/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài và căn cứ nghi lễ nhà nước về đón tiếp khách nước ngoài quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ, hướng dẫn tại phụ lục kèm theo Thông tư này và các quy định của Chính phủ.

Theo đó, chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 4 nêu trên.

Chế độ tiếp các đại sứ, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 71/2018/TT-BTC quy định về chế độ tiếp các đại sứ, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam như sau:

Chế độ tiếp các đại sứ, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam
Cơ quan, đơn vị được tổ chức mời cơm thân mật khi chia tay đại sứ, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, mức chi: 1.000.000 đồng/người bao gồm cả đại diện phía Việt Nam, mức chi này bao gồm cả tiền đồ uống (khuyến khích sử dụng đồ uống sản xuất tại Việt Nam); tặng phẩm cho đại sứ, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế: 900.000 đồng/người/suất tặng phẩm.

Theo đó, cơ quan, đơn vị được tổ chức mời cơm thân mật khi chia tay đại sứ, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Mức chi cho việc tổ chức mời cơm này là 1.000.000 đồng/người bao gồm cả đại diện phía Việt Nam, mức chi này bao gồm cả tiền đồ uống (khuyến khích sử dụng đồ uống sản xuất tại Việt Nam).

Và tặng phẩm cho đại sứ, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế với mức chi là 900.000 đồng/người/suất tặng phẩm.

Đơn vị sự nghiệp công lập
Tiếp khách nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần lập bảng chuyển đổi số liệu nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập có được kiêm nhiệm chức vụ kế toán của đơn vị đó không?
Pháp luật
Mẫu phiếu lấy ý kiến giới thiệu nhân sự bổ nhiệm các chức vụ quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập Bộ Y tế mới nhất ra sao?
Pháp luật
Thông tư 06/2024/TT-BYT quy định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế thế nào? Khi nào có hiệu lực thi hành văn bản?
Pháp luật
Căn cứ xác định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng là gì?
Pháp luật
Gói thầu mua sắm thường xuyên các thiết bị điện tử của đơn vị sự nghiệp công lập có thuộc đối tượng áp dụng theo Thông tư 58/2016/TT-BTC không?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập chia nhỏ gói thầu mua sắm thường xuyên thì có vi phạm pháp luật hay không?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn có được tự mình tuyển dụng viên chức không? Nếu được thì sẽ căn cứ vào đâu để tuyển dụng viên chức?
Pháp luật
Nghị quyết 38/NQ-CP yêu cầu cắt giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết 19-NQ/TW như thế nào?
Pháp luật
Phí, lệ phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện có phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị sự nghiệp công lập
1,002 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị sự nghiệp công lập Tiếp khách nước ngoài
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào