Khi tiến hành thẩm định giá, những mối quan hệ đặc biệt nào có thể ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản?

Cho anh hỏi khi tiến hành thẩm định giá, những mối quan hệ đặc biệt nào có thể ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản? Trường hợp việc xác định giá trị thị trường của tài sản gặp hạn chế thì phải xử lý như thế nào? - Câu hỏi của anh Cường (Hà Nội).

Giá trị tài sản khi thẩm định giá có thể dựa trên cơ sở giá trị thị trường hay không?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 ban hành kèm theo Thông tư 158/2014/TT-BTC quy định về cơ sở giá trị tài sản cụ thể như sau:

1. Cơ sở giá trị tài sản có thể là cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá trị phi thị trường. Giá trị tài sản được ước tính trên cơ sở giá trị thị trường là giá trị thị trường và được xác định bằng các cách tiếp cận theo quy định của hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Từ quy đinh trên, có thể thấy cơ sở giá trị tài sản có thể là cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá trị phi thị trường.

Khi thẩm định giá, giá trị tài sản được ước tính trên cơ sở giá trị thị trường là giá trị thị trường và được xác định bằng các cách tiếp cận theo quy định của hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Khi tiến hành thẩm định giá, những mối quan hệ đặc biệt nào có thể ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản?

Khi tiến hành thẩm định giá, những mối quan hệ đặc biệt nào có thể ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản?

Những mối quan hệ đặc biệt nào có thể ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản khi tiến hành thẩm định giá?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 ban hành kèm theo Thông tư 158/2014/TT-BTC, giá trị thị trường của tài sản khi tiến hành thẩm định giá tài sản được quy định cụ thể như sau:

2. Giá trị thị trường là mức giá ước tính của tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc. Trong đó:
a) Thời điểm, địa điểm thẩm định giá là thời gian, không gian cụ thể tương ứng với thời gian, không gian mà giá trị của tài sản thẩm định giá được thẩm định viên xác định gắn với những yếu tố về cung, cầu, thị hiếu và sức mua trên thị trường.
b) Người mua sẵn sàng mua là người có khả năng thanh toán và có nhu cầu mua tài sản với mức giá tốt nhất có thể được trên thị trường.
c) Người bán sẵn sàng bán là người có tài sản hợp pháp và có nhu cầu muốn bán tài sản với mức giá tốt nhất có thể được trên thị trường.
d) Giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin là giao dịch giữa các bên không có mối quan hệ đặc biệt gây ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản và các bên tham gia có đủ thời gian cần thiết để khảo sát, tiếp cận đầy đủ thông tin về tài sản và thị trường tài sản sau quá trình tiếp thị thích hợp.
Các mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản bao gồm:
- Quan hệ gia đình ruột thịt: Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột;
- Quan hệ gia đình trực tiếp: Vợ, chồng và những người trong mối quan hệ bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột và những người khác chịu sự phụ thuộc về kinh tế;
- Quan hệ mạng lưới công ty: Các tổ chức chịu sự kiểm soát, quyền sở hữu hoặc quản lý chung của một công ty hoặc bất cứ tổ chức nào mà bên thứ ba dễ dàng kết luận được đó là một phần của công ty trong phạm vi quốc gia hoặc quốc tế, như công ty mẹ, công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Các mối quan hệ đặc biệt khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
đ) Hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc là khi tham gia giao dịch các bên đều có năng lực hành vi dân sự, cân nhắc đầy đủ các cơ hội và lựa chọn tốt nhất cho mình từ các thông tin trên thị trường trước khi đưa ra quyết định mua hoặc quyết định bán một cách hoàn toàn tự nguyện, không nhiệt tình mua hoặc nhiệt tình bán quá mức, không bị bất cứ sức ép nào buộc phải bán hoặc mua để có được mức giá phù hợp nhất cho cả hai bên.

Như vậy, những mối quan hệ đặt biệt có thể ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản bao gồm:

- Quan hệ gia đình ruột thịt: Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột;

- Quan hệ gia đình trực tiếp: Vợ, chồng và những người trong mối quan hệ bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột và những người khác chịu sự phụ thuộc về kinh tế;

- Quan hệ mạng lưới công ty: Các tổ chức chịu sự kiểm soát, quyền sở hữu hoặc quản lý chung của một công ty hoặc bất cứ tổ chức nào mà bên thứ ba dễ dàng kết luận được đó là một phần của công ty trong phạm vi quốc gia hoặc quốc tế, như công ty mẹ, công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện;

Ngoài ra còn các mối quan hệ đặc biệt khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp việc xác định giá trị thị trường của tài sản gặp hạn chế thì phải xử lý như thế nào?

Tại tiểu mục 4 Mục II Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 ban hành kèm theo Thông tư 158/2014/TT-BTC có quy định cụ thể như sau:

4. Trường hợp có sự hạn chế đối với việc xác định giá trị thị trường của tài sản (thông tin, dữ liệu trên thị trường, điều kiện thẩm định giá hoặc các hạn chế khác), thẩm định viên nêu rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục (nếu có) và thể hiện mức độ ảnh hưởng đến kết quả thẩm định giá do sự hạn chế này trong báo cáo kết quả thẩm định giá./.

Như vậy, trường hợp việc xác định giá trị thị trường của tài sản (thông tin, dữ liệu trên thị trường, điều kiện thẩm định giá hoặc các hạn chế khác) gặp hạn chế thì thẩm định viên có trách nhiệm nêu rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục (nếu có) và thể hiện mức độ ảnh hưởng đến kết quả thẩm định giá do sự hạn chế này trong báo cáo kết quả thẩm định giá

Thẩm định giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình như thế nào?
Pháp luật
Người hành nghề thẩm định giá phải có Thẻ thẩm định viên về giá đúng không? Khi nào được cấp Thẻ thẩm định viên về giá?
Pháp luật
Thông tư 36/2024/TT-BTC quy định chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp ra sao?
Pháp luật
Thông tin từ các chuyên gia có còn được xem là nguồn thông tin thu thập để thẩm định giá tài sản từ 1/7/2024 không?
Pháp luật
Ước tính tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản tài chính của doanh nghiệp cần thẩm định giá từ 1/7/2024 thế nào?
Pháp luật
Quy định mới về sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Chế độ báo cáo định kỳ về hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá từ 1/7/2024 ra sao?
Pháp luật
Khi thẩm định giá, phải bảo mật thông tin như thế nào theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá mới nhất?
Pháp luật
Những đối tượng nào không được phép hành nghề thẩm định giá theo quy định mới nhất tại Luật Giá 2023?
Pháp luật
Áp dụng Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước từ ngày 01/7/2024 tại Thông tư 39/2024/TT-BTC như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm định giá
2,048 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm định giá
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào