Khi tiến hành phẫu thuật đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự thì giám đốc bệnh viện sẽ tự quyết định hay sẽ hỏi ý kiến của người đại diện?
Khi nào thì một người bị mất năng lực hành vi dân sự?
Tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Một người bị mất năng lực hành vi dân sự khi do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi tiến hành phẫu thuật đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự thì giám đốc bệnh viện sẽ tự quyết định hay sẽ hỏi ý kiến của người đại diện? (Hình từ Internet)
Giám đốc bệnh viện sẽ tự quyết định hay sẽ hỏi ý kiến của người đại diện khi tiến hành phẫu thuật đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự?
Căn cứ quy định tại Điều 61 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 ghi nhận hướng dẫn như sau:
Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa
1. Mọi trường hợp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa đều phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện của người bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Người bệnh thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này, trước khi phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa phải được người đại diện của người bệnh đồng ý bằng văn bản.
3. Trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh và nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa.
Từ quy định trên, nếu người thân, gia đình của bệnh nhân đồng ý cho họ phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa thì người phải phẫu thuật hoặc người đại diện của người đó bắt buộc phải ký Giấy cam đoan chấp nhận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức sức theo mẫu.
Nội dung của giấy cam đoan này có nêu rõ việc sau khi nghe bác sĩ cho biết tình trạng bệnh của bệnh nhân, của người trong gia đình, những nguy hiểm của bệnh nếu không thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, gây mê hồi sức và những rủi ro có thể xảy ra do bệnh tật, do khi tiến hành phẫu thuật, thủ thuật, gây mê hồi sức, và họ tự nguyện viết giấy cam đoan đồng ý xin phẫu thuật, thủ thuật, gây mê hồi sức hoặc không đồng ý phẫu thuật, thủ thuật, gây mê hồi sức.
Theo quy định đã trích dẫn thì đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì thuộc trường hợp phải được sự đồng ý của người đại diện của người bệnh đồng ý bằng văn bản, cụ thể như sau:
Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
1. Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
Tuy nhiên, đối với người mất năng lực hành vi dân sự thì trước khi phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa phải được người đại diện của người bệnh đồng ý bằng văn bản.
Trong trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh và nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa.
Người bị mất năng lực hành vi dân sự thì khi nào sẽ thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh?
Tại Điều 66 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì:
Bắt buộc chữa bệnh
1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:
a) Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc bắt buộc chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Người bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh khi nệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?