Khi tiến hành nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh thì người bệnh cần phải được nằm ở tư thế nào? Xảy ra tai biến ở mạch máu thì xử lý như thế nào?

Cho hỏi khi tiến hành nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh thì người bệnh cần phải được nằm ở tư thế nào? Bên cạnh đó thì thủ thuật nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh xong bị xảy ra tai biến ở mạch máu thì xử lý như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Trường Thọ đến từ Long An.

Khi tiến hành nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh thì người bệnh cần phải được nằm ở tư thế nào?

Nắn chỉnh hình tật chân khoèo bẩm sinh là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục V Mục 21 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình tật chân khoèo bẩm sinh ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

NẮN CHỈNH HÌNH CHÂN KHOÈO BẨM SINH
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NẮN BÓ BỘT XHINHR HÌNH TẬT CHÂN KHOÈO
1. Người bệnh
- Nếu trẻ còn bú mẹ: mẹ bế giữ, tư thế trẻ nằm ngửa, dạng 2 chân.
- Trẻ lớn hơn: nhân viên y tế giữ (nếu trẻ nhút nhát, sợ hãi: cho mẹ hoặc người thân giữ, hoặc đứng bên để trẻ đỡ sợ. Nhưng phải giải thích trước để tránh hiện tượng người nhà bệnh nhi quá sợ hãi khi thấy trẻ khóc mà tự gây sốc cho chính mình).
- Với bệnh nhi bó bột lần 2 trở đi: cần hướng dẫn cha mẹ cháu ngày hôm trước tự tháo bột ở nhà, bằng cách làm ướt bột rồi dần dần bóc bỏ bột. Tháo bột xong, vệ sinh sạch sẽ 2 chân, cha mẹ có thể nắn cho cổ bàn chân trẻ mềm mại theo hướng dẫn, để ngày hôm sau cho đến viện, việc nắn chỉnh sẽ đạt kết quả tốt hơn.
2. Các bước tiến hành nắn bó bột
2.1. Bước 1. Nắn: người nắn chính: nắn bằng tay nhiều lần, nắn đi nắn lại cho mềm mại tất cả các khớp của cổ chân và bàn chân, các động tác ngược lại với kiểu biến dạng của cổ chân và bàn chân chân người bệnh, nghĩa là:
- Cổ chân người bệnh bị duỗi: nắn bàn chân lên cho cổ chân người bệnh gấp lên trên.
- Cổ chân người bệnh bị vẹo vào trong: nắn cho cổ chân vẹo ra ngoài.
- Bàn chân bị xoay vào trong: nắn cho bàn chân xoay ra ngoài, sao cho bờ ngoài của bàn chân xoay dần lên trên.
Nắn đi nắn lại cho cổ bàn chân người bệnh mềm mại (5-7 phút) thì bắt đầu bó bột.
2.2. Bước 2: Bó bột Cẳng - bàn chân hoặc bột Đùi - cẳng - bàn chân. Chú ý:
- Dùng bông độn lót dầy hơn bình thường khi bó bột cho người lớn.
- Thứ tự quấn bột: nhớ một điều, phải theo trình tự sao cho khi quấn bột đến vùng cổ-bàn chân thì hướng quấn bột sẽ là: từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong ở mu chân và từ trong ra ngoài ở gan chân, để cho cổ chân và bàn chân bệnh nhi được xoay theo chiều định nắn chỉnh. Chính động tác quấn bột đó cũng góp phần làm cho biến dạng của cổ-bàn chân của bệnh nhi được sửa chữa.
- Bó sao cho hở cả các ngón chân để tiện cho việc theo dõi màu sắc của chân.
- Nếu bột Cẳng - bàn chân hay bị tuột (một khả năng rất hay xảy ra), nên thay bằng bột Đùi - cẳng - bàn chân, tư thế gối gấp nhẹ (khoảng 130o-140o), bột khó bị tuột.
2.3. Bước 3: sửa sang, xoa vuốt, chỉnh trang cho bột nhẵn và đẹp, lau rửa sạch bột dính ở da và các ngón chân để tiện theo dõi và đỡ bị ngứa, bị dị ứng do bột.

Theo đó, nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh thì người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện:

- Nếu trẻ còn bú mẹ: mẹ bế giữ, tư thế trẻ nằm ngửa, dạng 2 chân.

- Trẻ lớn hơn: nhân viên y tế giữ (nếu trẻ nhút nhát, sợ hãi: cho mẹ hoặc người thân giữ, hoặc đứng bên để trẻ đỡ sợ.

Nhưng phải giải thích trước để tránh hiện tượng người nhà bệnh nhi quá sợ hãi khi thấy trẻ khóc mà tự gây sốc cho chính mình).

- Với bệnh nhi bó bột lần 2 trở đi: cần hướng dẫn cha mẹ cháu ngày hôm trước tự tháo bột ở nhà, bằng cách làm ướt bột rồi dần dần bóc bỏ bột. Tháo bột xong, vệ sinh sạch sẽ 2 chân, cha mẹ có thể nắn cho cổ bàn chân trẻ mềm mại theo hướng dẫn, để ngày hôm sau cho đến viện, việc nắn chỉnh sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng khi tiến hành nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh thì người bệnh tùy trường hợp mà sẽ được hướng dẫn nằm đúng tư thế như trên để đảm bảo được an toàn cho người bệnh.

Nắn chỉnh hình chân

Nắn chỉnh hình chân (Hình từ Internet)

Sau khi thực hiện thủ thuật nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh thì người bệnh ở ngoại trú được theo dõi như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục VI Mục 21 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình tật chân khoèo bẩm sinh ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

NẮN CHỈNH HÌNH CHÂN KHOÈO BẨM SINH
...
VI. THEO DÕI
- Giai đoạn đầu của việc nắn chỉnh, nên cho bệnh nhi vào viện theo dõi nội trú.
- Nếu điều trị ngoại trú, phải hướng dẫn kỹ cha mẹ bệnh nhi theo dõi sát sao hàng giờ đối với mọi biểu hiện của chân trẻ (màu sắc, nhiệt độ, sự cử động của ngón chân, đặc biệt trẻ có quấy khóc không, nếu quấy khóc phải cho đến khám ngay).
...

Theo đó, sau khi thực hiện thủ thuật nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh thì người bệnh ở ngoại trú phải hướng dẫn kỹ cha mẹ bệnh nhi theo dõi sát sao hàng giờ đối với mọi biểu hiện của chân trẻ (màu sắc, nhiệt độ, sự cử động của ngón chân, đặc biệt trẻ có quấy khóc không, nếu quấy khóc phải cho đến khám ngay).

Như vậy, tùy trường hợp mà người bệnh có thể được theo dõi như quy định trên.

Thủ thuật nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh xong bị xảy ra tai biến ở mạch máu thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục VII Mục 21 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình tật chân khoèo bẩm sinh ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

NẮN CHỈNH HÌNH CHÂN KHOÈO BẨM SINH
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Tai biến nguy hiểm có thể xảy ra là mạch máu và thần kinh bị căng quá mức, dẫn đến hoại tử chân.
- Đề phòng: tốt nhất là nắn bó bột phải tuân thủ nguyên tắc: từ từ, tăng dần, trường kỳ, kiên nhẫn để mạch máu và thần kinh thích nghi dần (giống như trong dân gian người ta uốn cây cảnh vậy). Theo dõi sát, nếu màu sắc chân kém hồng, trẻ quấy khóc, phải nới hoặc tháo hẳn bột kiểm tra. Có bó lại bột, phải để tư thế trùng hơn, độn lót dầy hơn. Nếu để chân tím lạnh rồi mới nới hoặc tháo bột, sẽ là quá muộn (xin lưu ý, trẻ em và người cao tuổi ở 2 thái cực khác nhau, nhưng giống nhau ở điểm là diễn biến của bệnh tật rất nhanh). Một khi chân đã bị hoại tử, chỉ còn cách cắt cụt. Nên công việc đề phòng tai biến bằng cách theo dõi chu đáo và có hệ thống là điều quan trọng nhất.

Theo đó, thủ thuật nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh xong bị xảy ra tai biến ở mạch máu thì sẽ xử lý như sau:

- Tai biến nguy hiểm có thể xảy ra là mạch máu và thần kinh bị căng quá mức, dẫn đến hoại tử chân.

- Đề phòng: tốt nhất là nắn bó bột phải tuân thủ nguyên tắc: từ từ, tăng dần, trường kỳ, kiên nhẫn để mạch máu và thần kinh thích nghi dần (giống như trong dân gian người ta uốn cây cảnh vậy).

Theo dõi sát, nếu màu sắc chân kém hồng, trẻ quấy khóc, phải nới hoặc tháo hẳn bột kiểm tra.

Có bó lại bột, phải để tư thế trùng hơn, độn lót dầy hơn.

Nếu để chân tím lạnh rồi mới nới hoặc tháo bột, sẽ là quá muộn (xin lưu ý, trẻ em và người cao tuổi ở 2 thái cực khác nhau, nhưng giống nhau ở điểm là diễn biến của bệnh tật rất nhanh).

Một khi chân đã bị hoại tử, chỉ còn cách cắt cụt. Nên công việc đề phòng tai biến bằng cách theo dõi chu đáo và có hệ thống là điều quan trọng nhất.

Như vậy, nếu thủ thuật nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh xong bị xảy ra tai biến ở mạch máu thì báo ngay cho người thực hiện xử lý ngay lập tức theo quy trình trên.

Nắn chỉnh hình chân khoèo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi tiến hành nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh thì người bệnh cần phải được nằm ở tư thế nào? Xảy ra tai biến ở mạch máu thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh được hiểu như thế nào? Trẻ khỏe mạnh có được nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nắn chỉnh hình chân khoèo
1,289 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nắn chỉnh hình chân khoèo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nắn chỉnh hình chân khoèo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào