Khi thuyền viên bị tử vong trên tàu do bị tai nạn lao động hàng hải thì chủ tàu có phải thanh toán chi phí mai táng hay không?
- Trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu do bị tai nạn lao động hàng hải thì chủ tàu có phải thanh toán chi phí mai táng hay không?
- Tàu đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài mà xảy ra tai nạn lao động hàng hải thì thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo cho cơ quan nào?
- Ai có trách nhiệm xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp đối với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên?
Trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu do bị tai nạn lao động hàng hải thì chủ tàu có phải thanh toán chi phí mai táng hay không?
Trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu do bị tai nạn lao động hàng hải thì chủ tàu có phải thanh toán chi phí mai táng được quy định tại Điều 69 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền viên bị tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả, bao gồm: điều trị y tế, phẫu thuật, nằm viện, các loại thuốc, trang thiết bị điều trị cần thiết, chi phí ăn, ở của thuyền viên từ khi sơ cứu cho đến khi thuyền viên bình phục hoặc đến khi xác định là bệnh mãn tính.
2. Trả đủ tiền lương ghi trong hợp đồng lao động thuyền viên trong thời gian điều trị.
3. Thanh toán chi phí mai táng trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu hoặc trên bờ trong thời gian đi tàu.
4. Vận chuyển thi thể hoặc tro cốt của thuyền viên bị tử vong về địa điểm hồi hương.
5. Chủ tàu không phải thanh toán chi phí cho thuyền viên trong trường hợp sau đây:
a) Bị thương, bị bệnh xảy ra ngoài thời gian đi tàu;
b) Bị thương, bị bệnh do hành vi cố ý của thuyền viên.
6. Bảo vệ và trả lại tài sản của thuyền viên để lại trên tàu cho thuyền viên hoặc thân nhân của họ trong trường hợp thuyền viên rời tàu khi bị bệnh, bị thương hoặc tử vong.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền viên khi bị tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp thì trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu thì chủ tàu sẽ phải có trách nhiệm thanh toán các chi phí về mai táng cho thuyền viên.
Khi thuyền viên bị tử vong trên tàu do bị tai nạn lao động hàng hải thì chủ tàu có phải thanh toán chi phí mai táng hay không? (Hình từ internet)
Tàu đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài mà xảy ra tai nạn lao động hàng hải thì thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo cho cơ quan nào?
Cơ quan được thuyền trưởng khai báo khi Tàu đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài mà xảy ra tai nạn lao động hàng hải được quy định tại Điều 70 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp
1. Khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải, chủ tàu hoặc thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động với cơ quan có thẩm quyền sau đây:
a) Cảng vụ hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng nước cảng biển;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế;
c) Cơ quan đại diện của Việt Nam nếu tàu đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo khi tàu đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài mà xảy ra tai nạn lao động hàng hải là cơ quan đại diện của Việt Nam.
Ai có trách nhiệm xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp đối với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên?
Người có trách nhiệm xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp đối với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên được quy định tại Điều 71 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp
1. Chủ tàu có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp cho thuyền viên, bao gồm:
...
e) Trang bị đầy đủ và hướng dẫn việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo hộ lao động và các thiết bị khác để phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân phải bảo đảm chất lượng theo quy định;
g) Bảo đảm các loại máy, thiết bị, vật tư trên tàu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng và phải được kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật;
h) Bảo đảm người không có nhiệm vụ không được tiếp cận những khu vực trên tàu có ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn;
i) Xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp đối với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên và tổ chức diễn tập hàng năm.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp thì chủ tàu là người có trách nhiệm xây dựng những phương án ứng cứu khẩn cấp đối với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?