Khi thực hiện thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân tại Công an tỉnh người dân không phải nộp lệ phí đúng không?
Người dân không phải nộp lệ phí khi thực hiện thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân tại Công an tỉnh đúng không?
Theo tiểu mục 3 Mục A Phần II thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định 58/QĐ-BCA năm 2020 như sau:
Thủ tục: Đổi thẻ Căn cước công dân
...
- Lệ phí:
a) Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/ thẻ Căn cước công dân.
b) Các đối tượng không phải nộp lệ phí:
+ Đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật Căn cước công dân.
+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý Căn cước công dân.
c) Các đối tượng được miễn lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân:
+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.
+ Công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
+ Công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
...
Theo đó, chỉ có những trường hợp sau đây được miễn phí đổi thẻ Căn cước công dân:
- Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.
- Công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
- Công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Trình tự thực hiện thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân như thế nào?
Tại tiểu mục 3 Mục A Phần II thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định 58/QĐ-BCA năm 2020 quy định trình tự đổi thẻ Căn cước công dân như sau:
- Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.
- Bước 2:
+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ:
+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu lại thẻ Căn cước công dân.
+ Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.
+ Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, thu lệ phí theo quy định, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.
+ Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.
Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
- Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.
Có cần tới trực tiếp trụ sở cơ quan công an để thực hiên việc đổi căn cước công dân hay không?
Tại tiểu mục 3 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định 58/QĐ-BCA năm 2020 quy định như sau:
3. Thủ tục: Đổi thẻ Căn cước công dân
...
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở Công an;
+ Khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến;
+ Cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.
Như vây không nhất thiết phải tới trụ sở cơ quan công an thì mới thực hiện được thủ tục đổi căn cước công dân.
Người dân cần thực hiện thủ tục có thể thực hiện một trong các cách sau:
+ Trực tiếp tại trụ sở Công an;
+ Khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến;
+ Cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?