Khi thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành tại trường trung học phổ thông có phải dự giờ tiết học ở trường không?
Nguyên tắc thanh tra chuyên ngành hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc thanh tra chuyên ngành như sau:
"Điều 2. Nguyên tắc hoạt động thanh tra chuyên ngành
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra.
3. Tiến hành thường xuyên, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
4. Kết hợp giữa hoạt động thanh tra nhà nước, thanh tra nội bộ, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá nhà giáo và hoạt động thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật."
Theo đó, khi tiến hành hoạt động thanh tra thì công tác thanh tra phải được thực hiện theo những nguyên tắc trên.
Khi thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành tại trường trung học phổ thông có phải dự giờ tiết học ở trường không? (Hình từ Internet)
Thanh tra chuyên ngành tại trường trung học phổ thông thuộc về cấp thanh tra nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT quy định về đối tượng thanh tra như sau:
"Điều 9. Thẩm quyền, đối tượng thanh tra
1. Thanh tra Bộ: Thanh tra chuyên ngành đối với các sở giáo dục và đào tạo; các đại học; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.
2. Thanh tra sở: Thanh tra chuyên ngành đối với phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương."
Như vậy, hoạt động thanh tra tại các trường trung học phổ thông sẽ thuộc về Thanh tra sở.
Khi thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành tại trường trung học phổ thông có phải dự giờ tiết học ở trường không?
Theo khoản 2 Mục III Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT có quy định về nội dung thanh tra như sau:
"III. THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA NHÀ GIÁO
...
2. Nội dung thanh tra
a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
- Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;
- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.
b) Kết quả công tác được giao
- Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của nhà giáo:
+ Thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra hồ sơ của nhà giáo và các hồ sơ khác có liên quan;
+ Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết, nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3; phân tích, đánh giá giờ dạy;"
(Tuy nhiên, hiện thông tư này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT.
Hiện tại Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT không còn quy định này nữa mà chỉ quy định một số nội dung khi thanh tra đối với trường trung học phổ thông.)
Cụ thể tại Điều 6 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT quy định về thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau:
"Điều 6. Thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
1. Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên bao gồm: ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
2. Thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em.
3. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ, chính sách đối với người học.
4. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động khác.
5. Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm.
6. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; chấp hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.
7. Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác.
8. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?