Khi thực hiện công việc hàn điện thì việc chiếu sáng phải đảm bảo những yêu cầu như thế nào? Khi khử dầu mỡ trên bề mặt của vật hàn phải dùng những chất gì?
Khi thực hiện công việc hàn điện thì việc chiếu sáng phải đảm bảo những yêu cầu như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 quy định như sau:
Yêu cầu đối với gian sản xuất
3.1. Gian sản xuất, khi tiến hành công việc hàn phải được bố trí tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn vệ sinh thiết kế xí nghiệp công nghiệp.
3.2. Tại các gian sản xuất, nơi tiến hành hàn có hồ quang hở; phải đặt tấm chắn ngăn cách bằng vật liệu không cháy.
3.3. Những nơi tiến hành công việc hàn điện có phát sinh các chất độc hại trong quá trình hàn (hơi khí độc và bức xạ có hại...), phải trang bị các phương tiện bảo vệ thích hợp, và thực hiện thông gió cấp và hết.
3.4. Tường và thiết bị trong phân xưởng hàn phải sơn màu xám, màu vàng hoặc xanh da trời để hấp thụ ánh sáng, giảm độ chói của hồ quang phản xạ. Nên dùng các loại sơn có khả năng hấp thụ tia tử ngoại.
3.5. Yêu cầu đối với môi trường không khí .
3.5.1. Trong các phân xưởng các bộ phận hàn và lắp ráp phải đảm bảo điều kiện vi khí hậu theo các quy định hiện hành.
3.5.2. Trong các gian của phân xưởng hàn, lắp ráp phải có thông gió cấp và hút.
3.5.3. Khi hàn trong các buồng phòng kín phải thực hiện thông gió cục bộ ở chỗ tiến hành hàn. Không khí hết phải thải ra ngoài vùng không khí cấp.
3.6. Yêu cầu về chiếu sáng
3.6.1. Trong các phân xưởng hàn và lắp ráp phảị có hệ thống chiếu sáng chung hoặc chiếu sáng hỗn hợp, đảm bảo độ sáng theo các quy định hiện hành.
3.6.2. Việc chiếu sáng khi tiến hành hàn trong các thùng, khoang, bể kín có thể dùng đèn di động điện áp không lớn hơn 12V có lưới bảo vệ, hoặc có thể dùng định hướng chiếu từ ngoài vào.
Biến áp dùng cho đèn di động phải đặt ở ngoài nơi làm việc. Cuộn thứ cấp của biến áp phải nối bảo vệ. Không được phép dùng biến áp từ ngẫu để cấp điện cho đèn chiếu sáng di động.
3.7. Cấm sử dụng hoặc bảo quản các nhiên liệu, vật liệu dễ cháy, nổ ở nơi tiến hành công việc hàn điện.
Theo đó, khi thực hiện công việc hàn điện thì việc chiếu sáng phải đảm bảo những yêu cầu như sau:
- Trong các phân xưởng hàn và lắp ráp phảị có hệ thống chiếu sáng chung hoặc chiếu sáng hỗn hợp, đảm bảo độ sáng theo các quy định hiện hành.
- Việc chiếu sáng khi tiến hành hàn trong các thùng, khoang, bể kín có thể dùng đèn di động điện áp không lớn hơn 12V có lưới bảo vệ, hoặc có thể dùng định hướng chiếu từ ngoài vào.
Biến áp dùng cho đèn di động phải đặt ở ngoài nơi làm việc. Cuộn thứ cấp của biến áp phải nối bảo vệ. Không được phép dùng biến áp từ ngẫu để cấp điện cho đèn chiếu sáng di động.
Công việc hàn điện (Hình từ Internet)
Khi khử dầu mỡ trên bề mặt của vật hàn phải dùng những chất gì?
Căn cứ theo tiểu mục 4.2. Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 quy định như sau:
Yêu cầu về nguyên liệu, phôi, bảo quản và vận chuyển.
4.1. Bề mặt của phôi và chi tiết hàn phải khô, sạch sơn, gỉ, dầu mỡ, bụi bẩn. Các cạnh, mép của phôi, chi tiết trước khi hàn phải làm sạch bavia.
4.2. Khi khử dầu mỡ trên bề mặt của vật hàn phải dùng những chất không gây cháy nổ và không độc hại.
4.3. Việc bảo quản, vận chuyển, chất xếp phôi hàn, vật liệu hàn và các thành phẩm không được làm ảnh hưởng đến vấn đề an toàn vận hành thiết bị, không gây trở ngại cho việc chiếu sáng tự nhiên, thông gió, đường vận chuyển, lối đi, cản trở việc sử dụng các thiết bị phòng chống cháy, nổ và các phương tiện bảo vệ cá nhân.
4.4. Việc sử dụng và bảo quản các chai khí nén và khí hoá lỏng phải tuân theo các quy định hiện hành.
Như vậy, khi khử dầu mỡ trên bề mặt của vật hàn phải dùng những chất không gây cháy nổ và không độc hại.
Thiết bị sản xuất khi thực hiện công việc hàn điện phải được bố trí như thế nào?
Căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 quy định như sau:
Yêu cầu về bố trí thiết bị sản xuất
5.1. Khoảng cách giữa các máy hàn không được nhỏ hơn l,5m. Khoảng cách giữa các máy hàn tự động không được nhỏ hơn 2m.
5.2. Khi bố trí các máy hàn hồ quang acgông và hàn trong môi trường khí cácbonic phải đảm bảo loại trừ khả năng thấm và lọt khí sang các buồng lân cận.
5.3. Chiều dài dây dẫn điện từ nơi cấp điện áp sơ cấp đến thiết bị hàn di động không được vượt quá l0m.
Như vậy, thiết bị sản xuất khi thực hiện công việc hàn điện phải được bố trí như sau:
- Khoảng cách giữa các máy hàn không được nhỏ hơn 1,5m. Khoảng cách giữa các máy hàn tự động không được nhỏ hơn 2m.
- Khi bố trí các máy hàn hồ quang acgông và hàn trong môi trường khí cácbonic phải đảm bảo loại trừ khả năng thấm và lọt khí sang các buồng lân cận.
- Chiều dài dây dẫn điện từ nơi cấp điện áp sơ cấp đến thiết bị hàn di động không được vượt quá 10m.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?