Khi thực hiện công việc hàn điện, người vào hàn trong các hầm, thùng, khoang, bể kín phải như thế nào?
Khi thực hiện công việc hàn điện, người vào hàn trong các hầm, thùng, khoang, bể kín phải như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.20 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 quy định như sau:
Yêu cầu đối với quá trình công nghệ
...
2.20. Khi hàn bên trong các hầm, thùng, khoang, bể kín, phảị có người nắm vững kỹ thuật an toàn đứng ngoài giám sát.
Người vào hàn phải đeo dây an toàn, và dây an toàn được nối với dây dẫn tới chỗ người quan sát.
Khi hàn bằng nguồn điện xoay chiều trong điều kiện làm việc đặc biệt nguy hiểm (trong các thể tích bằng kim loại, trong các buồng có mức nguy hiểm cao) cần sử dụng thiết bị hạn chế điện áp không tải để đảm bảo an toàn khi công nhân thay que hàn. Trường hợp không có thiết bị đó cần có những biện pháp an toàn khác.
2.21. Cấm hàn ở các hầm, thùng, khoang, bể kín đang có áp suất hoặc đang chứa chất dễ cháy, nổ.
Theo đó, khi thực hiện công việc hàn điện, khi hàn bên trong các hầm, thùng, khoang, bể kín, phảị có người nắm vững kỹ thuật an toàn đứng ngoài giám sát.
Người vào hàn phải đeo dây an toàn, và dây an toàn được nối với dây dẫn tới chỗ người quan sát.
Khi hàn bằng nguồn điện xoay chiều trong điều kiện làm việc đặc biệt nguy hiểm (trong các thể tích bằng kim loại, trong các buồng có mức nguy hiểm cao) cần sử dụng thiết bị hạn chế điện áp không tải để đảm bảo an toàn khi công nhân thay que hàn. Trường hợp không có thiết bị đó cần có những biện pháp an toàn khác.
Công việc hàn điện (Hình từ Internet)
Việc bảo quản, vận chuyển, chất xếp phôi hàn khi thực hiện công việc hàn điện thì phải như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 quy định như sau:
Yêu cầu về nguyên liệu, phôi, bảo quản và vận chuyển.
4.1. Bề mặt của phôi và chi tiết hàn phải khô, sạch sơn, gỉ, dầu mỡ, bụi bẩn. Các cạnh, mép của phôi, chi tiết trước khi hàn phải làm sạch bavia.
4.2. Khi khử dầu mỡ trên bề mặt của vật hàn phải dùng những chất không gây cháy nổ và không độc hại.
4.3. Việc bảo quản, vận chuyển, chất xếp phôi hàn, vật liệu hàn và các thành phẩm không được làm ảnh hưởng đến vấn đề an toàn vận hành thiết bị, không gây trở ngại cho việc chiếu sáng tự nhiên, thông gió, đường vận chuyển, lối đi, cản trở việc sử dụng các thiết bị phòng chống cháy, nổ và các phương tiện bảo vệ cá nhân.
4.4. Việc sử dụng và bảo quản các chai khí nén và khí hoá lỏng phải tuân theo các quy định hiện hành.
Theo đó, việc bảo quản, vận chuyển, chất xếp phôi hàn khi thực hiện công việc hàn điện không được làm ảnh hưởng đến vấn đề an toàn vận hành thiết bị, không gây trở ngại cho việc chiếu sáng tự nhiên, thông gió, đường vận chuyển, lối đi, cản trở việc sử dụng các thiết bị phòng chống cháy, nổ và các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Tổ chức nơi làm việc để thực hiện công việc hàn điện cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ theo Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 quy định như sau:
Những yêu cầu về tổ chức nơi làm việc.
6.1. Hàn hồ quang các sản phẩm nhỏ và trung bình có tính chất cố định phải tiến hành các buồng chuyên hàn. Vách của buồng phải làm bằng vật liệu không cháy, giữa vách và sàn phải để khe hở ít nhất là 50mm.
Khi hàn trong môi trường có khí bảo vệ, khe hở này ít nhất phải là 300mm.
Diện tích của mỗi vị trí hàn trong buồng không được nhỏ hơn 3m2, giữa các vị trí hàn phải có tấm chắn ngăn cách bằng vật liệu không cháy.
6.2. Khu vực hàn điện phải cách li với khu vực làm các công việc khác. Trường hợp do nhu cầu của quy trình công nghệ, cho phép bố trí chỗ hàn cùng với khu vực làm việc khác, nhưng giữa các vị trí phải đặt tấm chắn bằng vật liệu không cháy.
6.3. Khi hàn các sản phẩm đã được nung nóng thì trong một buồng chỉ cho phép một người vào làm việc. Trường hợp vì yêu cầu công nghệ cho phép hai người làm việc chỉ khi hàn trên cùng một chi tiết.
6.4. Các vị trí hàn cố định cũng như di động, nếu chưa có các biện pháp phòng chống thì không được tiến hành công việc hàn điện.
6.5. Khi hàn trên cao, phải làm sàn thao tác bằng vật liệu không cháy (hoặc khó cháy). Nếu không có sàn thì thợ hàn phải đeo dây an toàn, đồng thời phải mang theo túi đựng dụng cụ và mẩu que hàn thừa.
6.6. Khi hàn trên những độ cao khác nhau, phải có biện pháp bảo vệ, không để các giọt kim loại nóng đỏ, mẩu que hàn thừa, các vật liệu khác rơi xuống người làm việc ở dưới.
6.7. Khi tiến hành hàn điện ngoài trời, phía trên các máy hàn và vị trí hàn cần có mái che bằng vật liệu không cháy.
Nếu không có mái che, khi mưa phải ngừng làm việc.
Theo đó, tổ chức nơi làm việc để thực hiện công việc hàn điện cần đáp ứng những yêu cầu được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?