Khi thiết kế nhà cao tầng phải đáp ứng những yêu cầu gì về ngăn cháy? Những yêu cầu cơ bản đối với tường ngăn cháy của nhà cao tầng?
Khi thiết kế nhà cao tầng phải đáp ứng những yêu cầu gì về ngăn cháy?
Căn cứ theo Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 quy định về yêu cầu ngăn cháy đối với nhà cao tầng cụ thể như sau:
- Trên mỗi tầng của nhà cao tầng phải được chia thành các khoang, mỗi khoang có diện tích lớn nhất được quy định theo bảng sau:
Chú thích: Diện tích mỗi khoang ở bảng trên có thể tăng gấp đôi nếu các khoang đó có thiết kế hệ thống chữa cháy tự động. Trường hợp thiết kế hệ thống chữa cháy tự động cho một phần của khoang thì diện tích phần đó tăng gấp đôi.
- Tường ngăn cháy phải được xây từ móng hay dầm móng đến hết chiều cao nhà, cắt qua tất cả các cấu kiện và các tầng. Cho phép xây tường ngăn cháy trực tiếp lên kết cấu khung nếu giới hạn chịu lửa của khung lớn hơn giới hạn chịu lửa của tường ngăn cháy.
- Tường ngăn cháy phải bảo đảm bền vững, không bị đổ khi có sự tác động từ một phía do cháy sàn, mái hay kết cấu khác.
- Không được bố trí cửa ở các tường ngăn cháy. Trường hợp cần thiết phải bố trí cửa ở tường ngăn cháy thì cửa phải bảo đảm yêu cầu của điều 5.2.
- Không được phép bố trí các đường ống dẫn chất khí, chất lỏng cháy được xuyên qua tường, sàn, vách ngăn cháy.
- Các đường ống kĩ thuật khác khi bố trí xuyên qua tường, sàn, và vách ngăn cháy, phải đặt van ngăn lửa tự động ở chỗ xuyên qua để ngăn cháy lan theo đường ống. Xung quanh ống giáp tường, sàn, vách ngăn cháy phải bịt kín bằng vữa không cháy với giới hạn chịu lửa tương đương với giới hạn chịu lửa của tường, sàn và vách ngăn cháy.
- Các kết cấu bao quanh giếng thang máy, buồng máy; các mương, giếng, hốc tường để đặt đường ống dẫn phải bảo đảm yêu cầu ngăn cháy với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 100 phút. Khi đặt các khoang đệm cho thang máy thì tường ngăn phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.
- Tường ngăn cháy không được phép bố trí ở góc chuyển tiếp của nhà cao tầng có hình chữ "U" hoặc chữ "L". Trường hợp bố trí tường ngăn cháy ở gần góc chuyển tiếp thì khoảng cách giữa cửa sổ và tường ngăn cháy không nhỏ hơn 4 m. Nếu cửa sổ bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút thì không giới hạn khoảng cách.
- Để bảo đảm ngăn không bị cháy lan, giữa các tầng phải thiết kế tường ngăn cháy. Các đường ống kĩ thuật nối tầng này với tầng kia phải làm bằng vật liệu không cháy và phải có tấm chặn khi cần thiết.
Như vậy, khi thiết nhà cao tầng và xây dựng tường ngăn cháy thì cần phải đáp ứng được những yêu cầu ngăn cháy cơ bản nêu trên.
Yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà cao tầng (Hình từ Internet)
Hệ thống báo cháy của nhà cao tầng phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào?
Theo Mục 12 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 quy định yêu cầu về báo cháy và chữa cháy đối với nhà cao tầng như sau:
Báo cháy và chữa cháy
12.1. Nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống báo cháy. Tuỳ thuộc vào tính chất sử dụng của nhà cao tầng mà thiết kế hệ thống báo cháy cho phù hợp.
12.2. Khi thiết kế hệ thống báo cháy phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Phát hiện cháy nhanh;
- Chuyển tín hiệu rõ ràng;
- Đảm bảo độ tin cậy.
12.3. Trường hợp hệ thống báo cháy liên kết với hệ thống chữa cháy thì ngoài chức năng báo cháy còn phải điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động ngay để dập tắt đám cháy kịp thời.
12.4. Yêu cầu kĩ thuật về thiết kế và lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân theo TCVN 5738:1993.
...
Như vậy, hệ thống báo cháy trong nhà cao tầng thì cần phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
- Phát hiện cháy nhanh;
- Chuyển tín hiệu rõ ràng;
- Đảm bảo độ tin cậy.
Thang máy trong nhà cao tầng phải đáp ứng những yêu cầu gì về phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ theo Mục 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 thì thang máy trong nhà cao tầng phải đáp ứng những yêu cầu về phòng cháy chữa cháy như sau:
Thang máy
9.1. Nhà cao tầng thường được lắp thang máy hoạt động thường xuyên để phục vụ người ở và vận chuyển đồ dùng sinh hoạt.
9.2. Không cho phép bố trí các đường ống kĩ thuật trong giếng thang, buồng máy và buồng puly thang máy.
9.3. Trước khi vào thang máy phải có phòng đệm hoặc sảnh để tập kết người hoặc hàng hóa. Chiều rộng của diện tích ấy không được nhỏ hơn:
- 1,2 m đối với thang chở người có tải trọng nâng 320 kg;
- 1,4 m đối với thang chở người có tải trọng nâng 500 kg;
- 1,6 m đối với thang chở người và hàng hoá có tải trọng nâng 500 kg khi chiều rộng lối vào thang máy bằng chiều rộng cửa thang;
- 2,1m đối với thang chở người và hàng hoá có tải trọng nâng 500 kg khi chiều rộng lối vào nhỏ hơn chiều rộng cửa thang.
9.4. ở tầng l và tầng chân tường được bố trí phòng hướng dẫn điều khiển thang máy và các thiết bị kĩ thuật khác với diện tích không lớn hơn 10m2 cho một nhà và không lớn hơn 20m2 cho một nhóm nhà.
9.5. Thang máy không được dùng làm thang thoát nạn khi có cháy.
Lưu ý: Những quy định nêu trên đây được áp dụng đối với những nhà cao tầng có chiều cao từ 25m đến 100m (tương đương từ 10 tầng đến 30 tầng) và không áp dụng cho những nhà cao trên 100m.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?