Khi thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải dựa trên nguyên tắc nào, phải xác định những yếu tố nào?
Thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu dựa trên nguyên tắc nào để đảm bảo an toàn?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN quy định nguyên tắc thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu để đảm bảo an toàn như sau:
- Ưu tiên sử dụng hệ thống, bộ phận thụ động hoặc có đặc tính an toàn nội tại (đặc tính an toàn dựa trên hiệu ứng phản hồi, quá trình và đặc điểm tự nhiên).
- Phải bảo đảm khả năng kiểm tra trực tiếp và toàn bộ hệ thống quan trọng về an toàn theo thông số thiết kế trong quá trình vận hành thử, sau khi sửa chữa và kiểm tra thường xuyên trong suốt vòng đời của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu. Trường hợp thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu không cho phép tiến hành việc kiểm tra trực tiếp và toàn bộ thì phải bảo đảm khả năng kiểm tra gián tiếp và từng phần của hệ thống quan trọng về an toàn với tần suất cụ thể.
- Phải bảo đảm việc kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống, bộ phận quan trọng về an toàn trong quá trình vận hành phù hợp với giới hạn và điều kiện vận hành an toàn; phải xây dựng luận chứng về sự phù hợp của tần suất, thời gian kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật.
- Xem xét và xây dựng luận chứng về các biện pháp bảo vệ hệ thống, bộ phận khỏi sai hỏng cùng nguyên nhân.
- Có giải pháp kỹ thuật để ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả do sai sót của nhân viên, bao gồm cả sai sót trong quá trình bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống quan trọng về an toàn.
Khi thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải dựa trên nguyên tắc nào, phải xác định những yếu tố nào? (Hình từ Internet)
Khi thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải xác định những yếu tố nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN quy định khi thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải xác định những yếu tố sau:
- Đặc trưng vật lý - nơtron, thủy nhiệt và các đặc trưng quan trọng về an toàn khác.
- Điều kiện và tần suất kiểm tra sự phù hợp của đặc trưng vật lý - nơtron với thiết kế.
- Chế độ vận hành, giới hạn và điều kiện vận hành, giới hạn và điều kiện vận hành an toàn.
- Danh mục công việc nguy hiểm liên quan đến hạt nhân và biện pháp bảo đảm an toàn hạt nhân khi thực hiện.
- Chỉ số độ tin cậy của hệ thống quan trọng về an toàn và bộ phận thuộc nhóm an toàn cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo quy định tại Phụ lục III Thông tư 05/2020/TT-BKHCN.
- Danh mục kết cấu xây dựng, thiết bị, phương tiện tự động và các hệ thống, bộ phận khác phải được chứng nhận theo quy định.
- Việc phân loại an toàn cháy, nổ đối với các khu vực trong cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
- Điều kiện, phạm vi, tần suất kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật đối với hệ thống quan trọng về an toàn.
- Điều kiện kích hoạt hệ thống an toàn; mức độ tác động bên ngoài yêu cầu dừng lò, đưa lò phản ứng về trạng thái dưới tới hạn.
- Danh mục sự kiện khởi phát các sự cố trong thiết kế và ngoài thiết kế; đánh giá xác suất xảy ra sự cố; kịch bản sự cố.
- Xác suất xảy ra phát thải khẩn cấp lớn nhất được phép từ cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
- Mức kiềm chế liều, có tính đến đặc thù của khu vực cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
- Thời hạn vận hành của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, tuổi thọ và tiêu chí thay thế thiết bị.
An toàn bức xạ trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục V Phụ lục IV Yêu cầu an toàn đối với thiết kế hệ thống ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BKHCN quy định về an toàn bức xạ trong thiết kế cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu như sau:
- Phải xác định ranh giới và thiết lập các yêu cầu đối với khu vực kiểm soát, khu vực giám sát trong vận hành bình thường, tình huống vận hành hoặc khi xảy ra sự cố, có tính đến tác động bức xạ tiềm năng đối với nhân viên, công chúng và môi trường.
- Có thiết bị, phương pháp và kỹ thuật để bảo đảm:
+ Phát hiện sự mất tính toàn vẹn của các lớp bảo vệ vật lý.
+ Kiểm soát lượng và thành phần chất phóng xạ phát tán, thải ra ngoài môi trường.
+ Lấy mẫu hơi, khí và không khí từ các phòng của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu trong vận hành bình thường và khi xảy ra sự cố.
+ Xác định, đánh giá và dự báo tình trạng bức xạ trong khu vực kiểm soát, khu vực giám sát và các khu vực khác trong cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
+ Xác định, đánh giá và dự báo liều tương đương (cả chiếu trong và chiếu ngoài) đối với nhân viên bức xạ và những người làm nhiệm vụ trong khu vực kiểm soát.
+ Kiểm soát phóng xạ đối với nhân viên bức xạ, phương tiện vận chuyển và vật liệu khi ra khỏi cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
+ Bảo đảm khả năng làm việc của các bộ phận cần thiết trong hệ thống kiểm soát bức xạ khi xảy ra sự cố ngoài thiết kế với tình trạng bức xạ nghiêm trọng.
+ Dự báo tình trạng bức xạ khi xảy ra sự cố ngoài thiết kế.
+ Ghi và lưu trữ thông tin cần thiết phục vụ điều tra sự cố.
- Bảo đảm tần suất xảy ra phát thải vượt mức phát thải khẩn cấp lớn nhất cho phép từ cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu (phải đưa ra quyết định bảo vệ công chúng) không vượt quá 10-7/lò/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?