Khi thi công chống nứt kết cấu bê tông thì công tác kiểm tra được thực hiện như thế nào? Mọi diễn biến của quá trình thi công được ghi chép ở đâu?
Khi thi công, chống nứt kết cấu bê tông thì công tác kiểm tra được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9345:2012 quy định như sau:
Công tác kiểm tra
Trong quá trình thi công bê tông theo quy định và hướng dẫn của tiêu chuẩn này, ngoài việc bên thi công tự kiểm tra, chủ đầu tư cần tổ chức kiểm tra chất lượng kịp thời theo từng công đoạn thi công. Chủ đầu tư có thể trực tiếp kiểm tra hoặc yêu cầu bên thứ 3 thực hiện việc này (bên giám sát chất lượng). Ý kiến của bên kiểm tra cần được lập thành biên bản hoặc ghi vào sổ nhật ký thi công.
Những việc cần kiểm tra gồm có:
- Biện pháp thi công: có hay không có biện pháp thi công, biện pháp đã đạt yêu cầu chưa;
- Bê tông: kiểm tra độ sụt, hàm lượng Vh, cường độ bê tông;
- Thiết bị đầm, chế độ đầm, thời điểm đầm lại;
- Nguồn nước bảo dưỡng bê tông và các vật liệu phủ ẩm;
- Quy trình bảo dưỡng bê tông, 2 giai đoạn bảo dưỡng;
- Sự xuất hiện vết nứt mặt trong những giờ đầu đóng rắn bê tông. Có hay không có, số lượng vết nứt, mật độ, chiều dài và độ sâu vết nứt nếu có:
- Sự xuất hiện vết nứt trước và sau tuổi 28 ngày của bê tông. Có hay không có, số lượng, mật độ, quy mô vết nứt nếu có;
- Số lượng khe co dãn nhiệt ẩm. Vị trí các khe;
- Cấu tạo khe và chất lượng thi công khe co dãn nhiệt ẩm: Đặt đúng vị trí, cấu tạo các lớp, tình trạng cốt thép đi qua các khe, tình trạng các khe bị chèn lấp bởi các vật liệu khác (đá, sỏi, bê tông rơi vãi…);
- Chất lượng che chắn bảo vệ các khe co dãn nhiệt ẩm;
- Thực hiện kiểm tra ban đầu toàn bộ kết cấu;
- Theo dõi sự làm việc của khe co dãn nhiệt ẩm sau một năm.
Theo đó, khi thi công chống nứt kết cấu bê tông thì ngoài việc bên thi công tự kiểm tra, chủ đầu tư cần tổ chức kiểm tra chất lượng kịp thời theo từng công đoạn thi công.
Chủ đầu tư có thể trực tiếp kiểm tra hoặc yêu cầu bên thứ 3 thực hiện việc này (bên giám sát chất lượng). Ý kiến của bên kiểm tra cần được lập thành biên bản hoặc ghi vào sổ nhật ký thi công.
Bên cạnh đó, những việc cần được kiểm tra trong quá trình thi công chống nứt kết câu bê tông gồm:
- Biện pháp thi công: có hay không có biện pháp thi công, biện pháp đã đạt yêu cầu chưa;
- Bê tông: kiểm tra độ sụt, hàm lượng Vh, cường độ bê tông;
- Thiết bị đầm, chế độ đầm, thời điểm đầm lại;
- Nguồn nước bảo dưỡng bê tông và các vật liệu phủ ẩm;
- Quy trình bảo dưỡng bê tông, 2 giai đoạn bảo dưỡng;
- Sự xuất hiện vết nứt mặt trong những giờ đầu đóng rắn bê tông. Có hay không có, số lượng vết nứt, mật độ, chiều dài và độ sâu vết nứt nếu có:
- Sự xuất hiện vết nứt trước và sau tuổi 28 ngày của bê tông. Có hay không có, số lượng, mật độ, quy mô vết nứt nếu có;
- Số lượng khe co dãn nhiệt ẩm. Vị trí các khe;
- Cấu tạo khe và chất lượng thi công khe co dãn nhiệt ẩm: Đặt đúng vị trí, cấu tạo các lớp, tình trạng cốt thép đi qua các khe, tình trạng các khe bị chèn lấp bởi các vật liệu khác (đá, sỏi, bê tông rơi vãi…);
- Chất lượng che chắn bảo vệ các khe co dãn nhiệt ẩm;
- Thực hiện kiểm tra ban đầu toàn bộ kết cấu;
- Theo dõi sự làm việc của khe co dãn nhiệt ẩm sau một năm.
Kết cấu bê tông (Hình từ Internet)
Mọi diễn biến của quá trình thi công chống nứt kết cấu bê tông được ghi chép ở đâu?
Căn cứ theo tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9345:2012 quy định như sau:
Ghi chép và lưu giữ hồ sơ
8.1 Mọi diễn biến trong quá trình thi công cần được ghi chép vào bản vẽ thiết kế hoặc sổ nhật ký thi công công trình.
...
Theo đó, mọi diễn biến của quá trình thi công chống nứt kết cấu bê tông được ghi chép vào bản vẽ thiết kế hoặc sổ nhật ký thi công công trình.
Trong quá trình thi công chống nứt kết cấu bê tông thì những hồ sơ tài liệu nào cần được chủ đầu tư lưu giữ lâu dài?
Căn cứ theo tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9345:2012 quy định như sau:
Ghi chép và lưu giữ hồ sơ
...
8.2 Các hồ sơ tài liệu sau đây cần được chủ đầu tư lưu giữ lâu dài
- Bản vẽ thiết kế và những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công;
- Bản vẽ hoàn công;
- Các biên bản kiểm tra chất lượng;
- Sổ nhật ký thi công;
- Các văn bản quan hệ giữa các bên trong thi công.
Theo đó, trong quá trình thi công chống nứt kết cấu bê tông thì những hồ sơ tài liệu sau cần được chủ đầu tư lưu giữ lâu dài:
- Bản vẽ thiết kế và những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công;
- Bản vẽ hoàn công;
- Các biên bản kiểm tra chất lượng;
- Sổ nhật ký thi công;
- Các văn bản quan hệ giữa các bên trong thi công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?
- Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?