Khi sử dụng song song cả văn bản giấy và văn bản điện tử có chữ ký số của Bộ Y tế thì phải đảm bảo điều kiện gì?
- Những loại văn bản, tài liệu nào của Bộ Y tế bắt buộc phải sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số?
- Những loại văn bản, tài liệu nào của Bộ Y tế được sử dụng song song cả văn bản giấy và văn bản điện tử có chữ ký số?
- Khi sử dụng song song cả văn bản giấy và văn bản điện tử có chữ ký số của Bộ Y tế thì phải đảm bảo điều kiện gì?
Những loại văn bản, tài liệu nào của Bộ Y tế bắt buộc phải sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số?
Các loại văn bản, tài liệu bắt buộc phải sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số được quy định tại Điều 7 Quy định sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong văn bản điện tử của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 5452/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
Các loại văn bản, tài liệu do Bộ Y tế và các đơn vị thuộc Bộ Y tế ban hành bắt buộc phải sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số
1. Các văn bản quản lý, Điều hành, quy phạm pháp luật khi đăng tải trên trang/cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và các đơn vị thuộc Bộ Y tế.
2. Các loại văn bản, tài liệu bắt buộc phải sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số khi trao đổi trong cơ quan Bộ (không sử dụng văn bản giấy):
- Lịch công tác;
- Thông báo;
- Thư mời;
- Phiếu chuyển;
- Văn bản gửi để báo cáo, để biết;
- Văn bản góp ý;
- Giới thiệu con dấu, chữ ký, trụ sở làm việc;
- Giấy ủy quyền Điều hành công việc (trừ ủy quyền Điều hành toàn bộ hoạt động của cơ quan, đơn vị);
- Báo cáo chuyên môn;
- Các báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, 6 tháng, báo cáo khác theo yêu cầu (trừ các báo cáo về tài chính).
Như vậy, những loại văn bản, tài liệu của Bộ Y tế bắt buộc phải sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số bao gồm:
(1) Các văn bản quản lý, Điều hành, quy phạm pháp luật khi đăng tải trên trang/cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và các đơn vị thuộc Bộ Y tế.
(2) Các loại văn bản, tài liệu bắt buộc phải sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số khi trao đổi trong cơ quan Bộ (không sử dụng văn bản giấy):
- Lịch công tác;
- Thông báo;
- Thư mời;
- Phiếu chuyển;
- Văn bản gửi để báo cáo, để biết;
- Văn bản góp ý;
- Giới thiệu con dấu, chữ ký, trụ sở làm việc;
- Giấy ủy quyền Điều hành công việc (trừ ủy quyền Điều hành toàn bộ hoạt động của cơ quan, đơn vị);
- Báo cáo chuyên môn;
- Các báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, 6 tháng, báo cáo khác theo yêu cầu (trừ các báo cáo về tài chính).
Những loại văn bản, tài liệu nào của Bộ Y tế bắt buộc phải sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số? (Hình từ Internet)
Những loại văn bản, tài liệu nào của Bộ Y tế được sử dụng song song cả văn bản giấy và văn bản điện tử có chữ ký số?
Các loại văn bản, tài liệu sử dụng song song cả văn bản giấy và văn bản điện tử có chữ ký số được quy định tại Điều 8 Quy định sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong văn bản điện tử của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 5452/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
Các loại văn bản, tài liệu do Bộ Y tế và các đơn vị thuộc Bộ Y tế ban hành sử dụng song song cả văn bản giấy và văn bản điện tử có chữ ký số
- Văn bản quy phạm pháp luật;
- Quyết định;
- Chỉ thị;
- Quy chế;
- Quy định;
- Thông cáo;
- Chương trình, kế hoạch;
- Phương án;
- Quyết định thành lập hội đồng, ban, tổ, nhóm để thực hiện các nhiệm vụ;
- Giấy mời;
- Công văn gửi nhiều đơn vị;
- Công điện;
- Giấy ủy quyền Điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị;
- Biên bản;
- Bản ghi nhớ;
- Bản cam kết;
- Bản thỏa thuận;
- Các báo cáo về tài chính định kỳ hằng tháng, hằng quý, 6 tháng;
- Báo cáo cuối năm, kết thúc đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học.
Như vậy, các loại văn bản, tài liệu của Bộ Y tế được sử dụng song song cả văn bản giấy và văn bản điện tử có chữ ký số bao gồm:
(1) Văn bản quy phạm pháp luật;
(2) Quyết định;
(3) Chỉ thị;
(4) Quy chế;
(5) Quy định;
(6) Thông cáo;
(7) Chương trình, kế hoạch;
(8) Phương án;
(9) Quyết định thành lập hội đồng, ban, tổ, nhóm để thực hiện các nhiệm vụ;
(10) Giấy mời;
(11) Công văn gửi nhiều đơn vị;
(12) Công điện;
(13) Giấy ủy quyền Điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị;
(14) Biên bản;
(15) Bản ghi nhớ;
(16) Bản cam kết;
(17) Bản thỏa thuận;
(18) Các báo cáo về tài chính định kỳ hằng tháng, hằng quý, 6 tháng;
(19) Báo cáo cuối năm, kết thúc đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học.
Khi sử dụng song song cả văn bản giấy và văn bản điện tử có chữ ký số của Bộ Y tế thì phải đảm bảo điều kiện gì?
Điều kiện sử dụng song song cả văn bản giấy và văn bản điện tử có chữ ký số được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong văn bản điện tử của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 5452/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
Giá trị pháp lý, hình thức của văn bản điện tử đã ký số
1. Giá trị pháp lý của văn bản điện tử đã ký số: thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Điều 35 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
2. Trong trường hợp sử dụng song song cả văn bản giấy và văn bản điện tử có chữ ký số thì hai văn bản này phải hoàn toàn thống nhất và có giá trị pháp lý như nhau.
3. Hình thức văn bản điện tử:
a) Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản điện tử: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
...
Như vậy, theo quy định, khi sử dụng song song cả văn bản giấy và văn bản điện tử có chữ ký số của Bộ Y tế thì hai văn bản này phải hoàn toàn thống nhất và có giá trị pháp lý như nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?