Khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật thì lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm gì?
- Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm những chức danh nào?
- Vị trí, chức trách và điều kiện chung để trở thành lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào?
- Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm kỳ bao nhiêu năm và do ai bổ nhiệm?
- Khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật thì lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm gì?
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm những chức danh nào?
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm những chức danh nào? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 44 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Các viện và tương đương.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Theo đó, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Vị trí, chức trách và điều kiện chung để trở thành lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Quyết định 26/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định vị trí, chức trách và điều kiện chung để trở thành lãnh đạo Viện được quy định như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
– Nắm chức vụ lãnh đạo, quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp;
– Có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật;
– Chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
– Giúp việc cho người đứng đầu đơn vị;
– Là chức vụ lãnh đạo quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp;
– Có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phụ trách, chỉ đạo một số đơn vị, lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật;
– Chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Điều kiện chung để trở thành lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao bao gồm:
– Ngạch công chức phải từ Kiểm sát viên cao cấp trở lên;
– Về trình độ và điều kiện khác cần tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên hoặc có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị.
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm kỳ bao nhiêu năm và do ai bổ nhiệm?
Căn cứ Điều 65 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Đồng thời căn cứ Điều 68 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và trước pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Như vậy, Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm kỳ là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
Và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm còn Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm.
Khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật thì lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về trách nhiệm của lãnh đạo Viện khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
...
4. Khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật thì lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải có biện pháp khắc phục ngay và tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý trách nhiệm người vi phạm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi phát hiện có sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật thì lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải có biện pháp khắc phục ngay và tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý trách nhiệm người vi phạm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?