Khi nhập khẩu thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt về Việt Nam thì có cần phải đăng ký kiểm tra với Cục Đăng kiểm không?
Thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BGTVT định nghĩa về thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là thiết bị) bao gồm van hãm, bộ móc nối đỡ đấm, máy nén, bộ tiếp điện, thiết bị tín hiệu đuôi tàu, thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu đoàn tàu.
6. Tổng thành của phương tiện giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là tổng thành) bao gồm giá chuyển hướng, động cơ diesel, máy phát điện chính (trên đầu máy), động cơ điện kéo, bộ biến đổi điện, bộ truyền động thủy lực.
Theo đó, thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt bao gồm van hãm, bộ móc nối đỡ đấm, máy nén, bộ tiếp điện, thiết bị tín hiệu đuôi tàu, thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu đoàn tàu.
Khi nhập khẩu thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt về Việt Nam thì có cần phải đăng ký kiểm tra với Cục Đăng kiểm không? (Hình từ Internet)
Khi nhập khẩu thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt về Việt Nam thì có cần phải đăng ký kiểm tra không
Theo Điều 6 Thông tư 29/2018/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT) quy định về việc kiểm tra nhập khẩu đối với phương tiện giao thông đường sắt như sau:
Kiểm tra nhập khẩu
1. Việc kiểm tra nhập khẩu được thực hiện đối với:
a) Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng nhập khẩu mới, nhập khẩu đã qua sử dụng chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;
b) Tổng thành, thiết bị, linh kiện nhập khẩu mới lắp trên phương tiện chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;
c) Toa xe đường sắt đô thị nhập khẩu mới; phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt đô thị nhập khẩu mới, đã qua sử dụng tạm nhập tái xuất.”
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:
a) Giấy đề nghị kiểm tra của đơn vị nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản vẽ tổng thể, tài liệu về đặc tính kỹ thuật;
c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm nhập khẩu mới;
d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất đối với sản phẩm nhập khẩu mới;
d) Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện của nhà sản xuất hoặc tổ chức thử nghiệm đối với sản phẩm nhập khẩu mới.
...
Như vậy, đối với thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt khi nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam cần phải tiến hành đăng ký kiểm tra với Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra đối với thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam gồm:
(1) Giấy đề nghị kiểm tra của đơn vị nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 TẢI VỀ ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BGTVT;
(2) Bản vẽ tổng thể, tài liệu về đặc tính kỹ thuật;
(3) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm nhập khẩu mới;
(4) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất đối với sản phẩm nhập khẩu mới;
(5) Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm thiết bị của nhà sản xuất hoặc tổ chức thử nghiệm đối với sản phẩm nhập khẩu mới.
Thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt phải được đăng ký kiểm tra vào thời điểm nào? Phương thức kiểm tra ra sao?
Theo Điều 6 Thông tư 29/2018/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT) quy định về thời điểm và phương thức kiểm tra như sau:
Kiểm tra nhập khẩu
...
3. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra theo các nội dung quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;
b) Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thời điểm kiểm tra:
a) Đối với phương tiện chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nhập khẩu mới, nhập khẩu đã qua sử dụng, toa xe đường sắt đô thị nhập khẩu mới, phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt đô thị nhập khẩu mới, đã qua sử dụng tạm nhập tái xuất: thời điểm kiểm tra được thực hiện sau khi đơn vị nhập khẩu đã cung cấp đầy đủ hồ sơ và Cơ quan kiểm tra tiếp cận được phương tiện; đơn vị nhập khẩu đảm bảo các điều kiện kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;
b) Đối với tổng thành, thiết bị, linh kiện trên phương tiện đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng: thời điểm kiểm tra được thực hiện trước khi lắp ráp lên phương tiện.
5. Phương thức kiểm tra:
a) Đối với phương tiện, tổng thành, thiết bị: kiểm tra từng sản phẩm;
b) Đối với linh kiện: kiểm tra mẫu điển hình cho từng lô linh kiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan;
c) Đối với toa xe đường sắt đô thị: kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên đường theo các nội dung và phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Theo đó, các thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt sẽ được tiến hành kiểm tra theo các nội dung quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành trước khi lắp ráp lên phương tiện.
Thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt sẽ được được Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra đối với từng sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?