Khi người giám định không có tại Tòa án thì ai sẽ là người thực hiện công bố kết luận giám định trong vụ án dân sự?
Khi người giám định không có tại Tòa án thì ai sẽ là người thực hiện công bố kết luận giám định?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 257 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Hỏi người giám định
1. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được yêu cầu giám định. Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích về kết luận giám định, các căn cứ để đưa ra kết luận giám định.
2. Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định; hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án sau khi được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
3. Trường hợp người giám định không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định.
4. Khi có đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này, Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này.
Như vậy, trong trường hợp người giám định không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định.
Khi người giám định không có tại Tòa án thì ai sẽ là người thực hiện công bố kết luận giám định? (Hình từ Internet)
Người giám định được Tòa án triệu tập nhưng không có mặt tại phiên tòa mà không có lý do chính đáng có bị xử phạt không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 490 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
1. Người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ việc thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án có quyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Quyết định dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.
3. Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Tòa án dẫn giải người làm chứng. Người thi hành quyết định dẫn giải người làm chứng phải đọc, giải thích quyết định dẫn giải cho người bị dẫn giải biết và lập biên bản về việc dẫn giải.
Như vậy, đối với người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng không có mặt tại phiên tòa mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ việc thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Người giám định sẽ có quyền và nghĩa vụ như thế nào tại Tòa án?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 80 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám định tại Tòa án như sau:
- Được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định;
- Được yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;
- Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
- Phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;
- Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
- Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định;
- Không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định;
- Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?