Khi nghi ngờ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua kiểm toán tài liệu thì phải thực hiện như thế nào?
- Thông tin vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tiếp nhận vào thời điểm xây dựng Kế hoạch kiểm toán năm thì được xử lý như thế nào?
- Tài liệu kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được quy định như thế nào?
- Khi nghi ngờ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua kiểm toán tài liệu thì phải thực hiện như thế nào?
Thông tin vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tiếp nhận vào thời điểm xây dựng Kế hoạch kiểm toán năm thì được xử lý như thế nào?
Thông tin vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tiếp nhận vào thời điểm xây dựng Kế hoạch kiểm toán năm thì được xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN như sau:
Tiếp nhận, xử lý thông tin vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
Khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị của: cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Phòng, chống tham nhũng; cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Luật Kiểm toán nhà nước; thông tin phản ánh, tố cáo sai phạm, tham nhũng, tố giác về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tố giác tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước; Kiểm toán nhà nước xem xét, xử lý như sau:
1. Thông tin tiếp nhận vào thời điểm xây dựng Kế hoạch kiểm toán năm thì Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định đưa vụ việc có dấu hiệu tham nhũng vào Kế hoạch kiểm toán năm.
2. Thông tin tiếp nhận vào thời điểm Kế hoạch kiểm toán năm đã được ban hành thì Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định đưa vụ việc có dấu hiệu tham nhũng bổ sung vào Kế hoạch kiểm toán năm hoặc bổ sung vào nội dung, phạm vi của cuộc kiểm toán liên quan đã có trong Kế hoạch kiểm toán năm.
3. Thông tin tiếp nhận liên quan đến cuộc kiểm toán đang thực hiện kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, bổ sung vào mục tiêu, nội dung và phạm vi của cuộc kiểm toán liên quan đó hoặc tách thành một cuộc kiểm toán khác.
Như vậy, theo quy định trên thì thông tin vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tiếp nhận vào thời điểm xây dựng Kế hoạch kiểm toán năm thì Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định đưa vụ việc có dấu hiệu tham nhũng vào Kế hoạch kiểm toán năm.
Khi nghi ngờ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua kiểm toán tài liệu thì phải thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài liệu kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được quy định như thế nào?
Tài liệu kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được quy định tại Điều 8 Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN như sau:
Tài liệu, hồ sơ kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
1. Ghi chép tài liệu, hồ sơ kiểm toán, lập biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán, biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán, biên bản làm việc, biên bản đối chiếu... được thực hiện theo quy định có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
2. Việc lập và lưu trữ tài liệu, hồ sơ kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống CMKTNN, Quy định Danh mục Hồ sơ kiểm toán, chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác và hủy hồ sơ kiểm toán, các quy định khác của Kiểm toán nhà nước và của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được quy định như sau:
- Ghi chép tài liệu kiểm toán, lập biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán, biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán, biên bản làm việc, biên bản đối chiếu... được thực hiện theo quy định có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
- Việc lập và lưu trữ tài liệu kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, Quy định Danh mục Hồ sơ kiểm toán, chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác và hủy hồ sơ kiểm toán, các quy định khác của Kiểm toán nhà nước và của pháp luật có liên quan.
Khi nghi ngờ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua kiểm toán tài liệu thì phải thực hiện như thế nào?
Khi nghi ngờ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua kiểm toán tài liệu thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN như sau:
Thu thập và đánh giá bằng chứng
…
2. Khi nghi ngờ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua kiểm toán tài liệu, hồ sơ do đơn vị được kiểm toán cung cấp, KTVNN phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết, như: phỏng vấn lãnh đạo và/hoặc những người, bộ phận (thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ...) có liên quan của đơn vị được kiểm toán, thực hiện các thủ tục phân tích để đánh giá các vấn đề bất thường, mở rộng mẫu chọn kiểm toán, kiểm tra các tài liệu, thông tin có liên quan...
…
Như vậy, theo quy định trên thì khi nghi ngờ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua kiểm toán tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp thì Kiểm toán viên nhà nước phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết, như: phỏng vấn lãnh đạo và/hoặc những người, bộ phận (thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ...) có liên quan của đơn vị được kiểm toán, thực hiện các thủ tục phân tích để đánh giá các vấn đề bất thường, mở rộng mẫu chọn kiểm toán, kiểm tra các tài liệu, thông tin có liên quan...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc quản lý về công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là gì theo Quyết định 278?
- Tiền lương tháng CBCCVC khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 2024 gồm các khoản nào? Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất?
- Mẫu Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư để thực hiện dự án xây dựng? Tải mẫu?
- Xe máy lắp 1 gương có bị phạt không 2025 theo Nghị định 168? Quy định lắp gương chiếu hậu xe máy?
- Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là mẫu nào? Tải về?