Khi nào thực hiện các biện pháp cần thiết để ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo quy định?
- Thực hiện các biện pháp cần thiết để ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật khi nào theo quy định?
- Cơ quan nào có trách nhiệm bổ sung các biện pháp cần thiết trong chương trình thu hồi để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
- Xác định nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật dựa trên nguồn thông tin nào?
Thực hiện các biện pháp cần thiết để ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật khi nào theo quy định?
Theo Điều 17 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Biện pháp cần thiết để ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường.
2. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng và pháp luật về việc chậm trễ thực hiện việc ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường.
Như vậy, trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Khi nào thực hiện các biện pháp cần thiết để ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tập theo quy định? (hình từ internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm bổ sung các biện pháp cần thiết trong chương trình thu hồi để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Theo Điều 21 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo của tổ chức, cá nhân kinh doanh và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi để bảo đảm việc thu hồi đúng nội dung báo cáo, thông báo mà tổ chức, cá nhân kinh doanh đã cung cấp, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Trường hợp việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở trung ương có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi; đồng thời chỉ đạo, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện việc thu hồi để cùng kiểm tra, theo dõi tại địa phương có liên quan này.
4. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh điều chỉnh, bổ sung các biện pháp cần thiết trong chương trình thu hồi để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh điều chỉnh, bổ sung các biện pháp cần thiết trong chương trình thu hồi để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Xác định nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật dựa trên nguồn thông tin nào?
Theo Điều 20 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn thông tin, dữ liệu để xác định cụ thể nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Việc xác định cụ thể nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 và khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Việc xác định cụ thể nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có thể dựa trên một, hoặc một số căn cứ hoặc nguồn thông tin, dữ liệu sau:
a) Thông báo, cảnh báo của cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia và vùng lãnh thổ;
b) Thông báo, cảnh báo của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên;
c) Bản án, quyết định của Tòa án;
d) Thông tin, cảnh báo từ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
đ) Quyết định thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền vẫn còn hiệu lực;
e) Xác định về nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
g) Các nguồn thông tin, dữ liệu khác mà cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có thể chứng minh được tính xác thực hoặc có đủ cơ sở khoa học.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tự mình xác định chính xác nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật để thực hiện chương trình thu hồi theo quy định và phải chịu trách nhiệm toàn diện đối với việc xác định cụ thể nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
....
Như vậy, việc xác định cụ thể nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có thể dựa trên một, hoặc một số căn cứ hoặc nguồn thông tin, dữ liệu sau:
- Thông báo, cảnh báo của cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia và vùng lãnh thổ;
- Thông báo, cảnh báo của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên;
- Bản án, quyết định của Tòa án;
- Thông tin, cảnh báo từ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
- Quyết định thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền vẫn còn hiệu lực;
- Xác định về nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
- Các nguồn thông tin, dữ liệu khác mà cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có thể chứng minh được tính xác thực hoặc có đủ cơ sở khoa học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?