Khi nào phải tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập?
- Khi nào phải tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập?
- Thời điểm tính hao mòn tài sản cố định tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp được quy định như thế nào?
- Thời điểm trích khấu hao tài sản cố định tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp được quy định như thế nào?
Khi nào phải tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định về phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao như sau:
Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao
1. Tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Các tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao gồm:
a) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
b) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật.
c) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, đối với tài sản tại cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BTC.
Về tài sản cố định phải trích khấu hao là các tài sản tại đơn vị sự nghiệp thuộc trường hợp sau:
- Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc 2 trường hợp nêu trên được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật.
Thời điểm tính hao mòn tài sản cố định tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp được quy định như thế nào?
Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2023/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định
1. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định
a) Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.
b) Tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
...
Theo đó, cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp sẽ phải tính hao mòn tài sản cố định mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.
Tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp khi nào phải tính hao mòn, khi nào phải trích khấu hao? (Hình từ Internet)
Thời điểm trích khấu hao tài sản cố định tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp được quy định như thế nào?
Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 23/2023/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định
...
2. Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định
a) Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.
b) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này thì việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện từ ngày tài sản cố định được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và dừng trích khấu hao tài sản cố định từ sau ngày kết thúc việc sử dụng tài sản cố định vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
c) Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, từng hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng.
Theo đó, đối với các tài sản cố định thực hiện trích khấu hao sẽ có 2 trường hợp:
- Tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BTC thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp, tức sẽ trích khấu hao ngay khi có theo quy định tại Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC.
- Tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BTC thì việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện từ ngày tài sản cố định được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và dừng trích khấu hao tài sản cố định từ sau ngày kết thúc việc sử dụng tài sản cố định vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?