Khi nào không được phẫu thuật cắt Polype trực tràng đường hậu môn? Phẫu thuật cắt polype trực tràng đường hậu môn do ai thực hiện?
Khi nào không được phẫu thuật cắt Polype trực tràng đường hậu môn?
Phẫu thuật cắt polype trực tràng đường hậu môn là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục III Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt polype trực tràng đường hậu môn ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
CẮT U, POLYPE TRỰC TRÀNG ĐƯỜNG HẬU MÔN
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Polypose đại trực tràng
- Polype chân rộng, tổn thương ung thư hóa thâm nhiễm qua lớp dưới niêm mạc
...
Theo đó, cắt Polype trực tràng đường hậu môn sẽ có chống chỉ định:
- Polypose đại trực tràng
- Polype chân rộng, tổn thương ung thư hóa thâm nhiễm qua lớp dưới niêm mạc
Phẫu thuật cắt polype trực tràng đường hậu môn (Hình từ Internet)
Phẫu thuật cắt polype trực tràng đường hậu môn do ai thực hiện?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục IV Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt polype trực tràng đường hậu môn ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
CẮT U, POLYPE TRỰC TRÀNG ĐƯỜNG HẬU MÔN
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên tiêu hóa hoặc PTV ngoại chung.
2. Người bệnh:
- Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh.
- Giải đáp những khúc mắc của người bệnh về bệnh tật, về phẫu thuật,...trong phạm vi cho phép.
3. Phương tiện: Van hậu môn, tốt nhất có van Hill Ferguson, bộ dụng cụ trung phẫu
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
Như vậy, ở bước chuẩn bị trên thì quy định về người thực hiện phẫu thuật phải là phẫu thuật viên tiêu hóa hoặc PTV ngoại chung.
Bên cạnh đó, các bước chuẩn bị trước khi thực hiện phẫu thuật cắt polype trực tràng đường hậu môn bao gồm:
Người thực hiện: Phẫu thuật viên tiêu hóa hoặc PTV ngoại chung.
Người bệnh:
- Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh.
- Giải đáp những khúc mắc của người bệnh về bệnh tật, về phẫu thuật,...trong phạm vi cho phép.
Phương tiện: Van hậu môn, tốt nhất có van Hill Ferguson, bộ dụng cụ trung phẫu
Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
Sau khi phẫu thuật cắt polype trực tràng đường hậu môn thì phải theo dõi người bệnh như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt polype trực tràng đường hậu môn ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
CẮT U, POLYPE TRỰC TRÀNG ĐƯỜNG HẬU MÔN
...
VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Theo dõi tình trạng toàn thân và tại vùng phẫu thuật:
+ Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, tri giác
+ Theo dõi tại vết mổ: chảy máu, chảy dịch, đau.
+ Khi phẫu thuật bằng gây tê tủy sống, người bệnh thường bí đái trong ngày đầu, có thể phải đặt sonde bàng quang.
- Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh nếu cần; thuốc nhuận tràng, thuốc an thần buổi tối. Thường truyền dịch 500ml - 1000ml sau mổ.
- Cho người bệnh ăn nhẹ, tập vận động sớm.
- Săn sóc vết mổ: thay băng hàng ngày, khi có hiện tượng bất thường như chảy máu, thấm dịch nhiều phải kiểm tra vết mổ. Ngâm hậu môn trong nước ấm trong một số phẫu thuật theo chỉ định của bác sỹ phẫu thuật.
- Thường cho kháng sinh, thuốc giảm đau 3 ngày - 5 ngày loại metronidazol, paracetamol. Ngày đầu dùng đường tiêm, từ ngày thứ 2 dùng đường uống.Uống thêm thuốc nhuận tràng, tránh táo bón đọng phân trong trực tràng gây kích thích đại tiện, gây đau kéo dài. Bắt đầu an trở lại sau mổ 12 giờ.
- San sóc tại chỗ: giữ sạch vết mổ (sau đại tiện rửa sạch hậu môn, thấm khô).
Thường không cần đạt viên đạn trĩ vào hậu môn.Không ngâm rửa hậu môn tránh bục đường khâu niêm mạc.
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu: Ít gặp, do vết thương đã được khâu chủ động, Thường đại tiện có dính ít máu. Nếu mức độ chảy máu nhiều (do khâu cầm máu không tốt), không tự cầm, cần kiểm tra lại vết mổ để cầm máu bằng đốt điện hay khâu.
- Đau: Dùng thuốc giảm đau loại paracetamol.
- Bí đái: Thường gặp sau gây tê tủy sống, hoặc do người bệnh đau nhiều cũng gây khó tiểu tiện. Nếu cần thiết phải đạt sonde bàng quang.
- Mất hoặc giảm tự chủ đại tiện: Thường mức độ nhẹ và tự khỏi hoặc tập phục hồi chức năng sẽ cải thiện.
Như vậy, việc theo dõi sẽ được thực hiện theo các yếu tố trên. Đồng thời nếu trong quá trình theo dõi có xảy ra tai biến thì tiến hành xử lý ngay cho người bệnh theo trình tự trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?