Khi nào hết tháng cô hồn 2024? Lịch tháng 7 2024 âm lịch kết thúc vào ngày bao nhiêu dương lịch?
- Khi nào hết tháng cô hồn 2024? Lịch tháng 7 2024 âm lịch kết thúc vào ngày bao nhiêu dương lịch?
- Cá nhân đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại lễ hội khi cúng cô hồn 2024 bị phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong lễ hội là bao lâu?
Khi nào hết tháng cô hồn 2024? Lịch tháng 7 2024 âm lịch kết thúc vào ngày bao nhiêu dương lịch?
Tháng cô hồn (tháng cô hồn 2024) là khái niệm quen thuộc trong dân gian Việt Nam, nói về một khoảng thời gian có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, phong tục tập quán của người Việt Nam.
Tháng cô hồn 2024 là tháng 7 âm lịch bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết tháng 7 âm lịch.
Dưới đây là lịch tháng 7 2024 âm lịch:
LỊCH THÁNG 7 2024 ÂM LỊCH:
Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy | Chủ Nhật |
1 4/8DL | ||||||
2 5 | 3 6 | 4 7 | 5 8 | 6 9 | 7 10 | 8 11 |
9 12 | 10 13 | 11 14 | 12 15 | 13 16 | 14 17 | 15 18 |
16 19 | 17 20 | 18 21 | 19 22 | 20 23 | 21 24 | 22 25 |
23 26 | 24 27 | 25 28 | 26 29 | 27 30 | 28 31 | 29 1/9DL |
30 2/9DL |
*Số ở trên là ngày âm lịch, số ở dưới là ngày dương lịch
Theo đó, tháng cô hồn 2024 sẽ kéo dài từ ngày 1/7/2024 âm lịch ( 04/8 dương lịch) đến hết ngày 30/7/2024 âm lịch (2/9 dương lịch).
Khi nào hết tháng cô hồn 2024? Lịch tháng 7 2024 âm lịch kết thúc vào ngày bao nhiêu dương lịch?
Cá nhân đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại lễ hội khi cúng cô hồn 2024 bị phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cá nhân có hành vi đốt vàng mã khi cúng cô hồn 2024 không đúng nơi quy định trong lễ hội thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong lễ hội là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong lễ hội là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe không gương phạt bao nhiêu 2025 theo Nghị định 168 giao thông? Lỗi không gương xe máy phạt bao nhiêu năm 2025?
- Chủ nghĩa thực chứng là gì? Mục đích của môn triết học Mác Lênin chương trình đại học xác lập trên cơ sở gì?
- Mẫu Đề cương khảo sát và đánh giá chi tiết an toàn kết cấu nhà ở và công trình công cộng là mẫu nào?
- Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường 2025? Mức phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường theo Nghị định 168?
- Mẫu bản khai sử dụng hệ thống chống hà mới nhất là mẫu nào? Hệ thống chống hà trên tàu biển phải chịu các hình thức kiểm tra nào?