Khi nào được tách yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, hành chính để giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự?
- Khi nào được tách yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, hành chính để giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự?
- 05 đối tượng áp dụng quy định giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, hành chính là ai?
- Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính như thế nào?
Khi nào được tách yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, hành chính để giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC quy định như sau:
Tách yêu cầu bồi thường để giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự
1. Trường hợp xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nhưng chưa có đầy đủ tài liệu, chứng cứ để giải quyết yêu cầu bồi thường thì Hội đồng xét xử tách yêu cầu bồi thường để giải quyết bằng vụ án khác. Người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự sau khi bản án, quyết định giải quyết vụ án hình sự, hành chính có hiệu lực pháp luật. Việc tách yêu cầu bồi thường phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính.
..
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Hội đồng xét xử được tách yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, hành chính để giải quyết bằng vụ án khác khi xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nhưng chưa có đầy đủ tài liệu, chứng cứ để giải quyết yêu cầu bồi thường.
Khi nào được tách yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, hành chính để giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự? (Hình từ internet)
05 đối tượng áp dụng quy định giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, hành chính là ai?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC quy định đối tượng áp dụng giải quyết yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự, tố tụng hành chính bao gồm các đối tượng sau:
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự, vụ án hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Người bị thiệt hại; người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự.
- Cá nhân, pháp nhân được người quy định tại khoản 2 Điều này ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
- Người thi hành công vụ, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính như sau:
(1) Đối với vụ án hình sự:
Tòa án đang giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án hình sự có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi vụ án có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị can, bị cáo là người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự có hành vi quy định tại Điều 17, Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017;
- Hành vi của bị can, bị cáo bị truy tố gây ra thiệt hại và yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có liên quan với nhau;
- Có yêu cầu bồi thường của người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
(2) Đối với vụ án hành chính:
Tòa án đang giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án hành chính có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi vụ án có đủ các điều kiện sau đây:
- Người bị kiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính quy định tại Điều 7 Luật Tố tụng hành chính 2015 và Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017;
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện gây ra thiệt hại và yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có liên quan với nhau;
- Có yêu cầu bồi thường của người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Tòa án không giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự khi bị can, bị cáo là người thi hành công vụ có hành vi gây thiệt hại quy định tại Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong trường hợp này được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định tại Mục 1 Chương V Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Thông tư 02/2023/TANDTC có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?