Khi nào được giải thể doanh nghiệp? Hồ sơ giải thể của doanh nghiệp bảo hiểm phải bao gồm những giấy tờ gì?
Điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm được phép giải thể là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau:
Điều 207. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật không quy định gì thêm về điều kiện giải thể của doanh nghiệp bảo hiểm, tuy nhiên về trường hợp được giải thể của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp giải thể của công ty bảo hiểm bao gồm:
- Hết thời hạn hoạt động theo quy định tại Giấy phép mà không đề nghị gia hạn hoặc có đề nghị gia hạn nhưng không được tiếp tục gia hạn.
- Tự nguyện giải thể, chấm dứt hoạt động nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ.
- Bị thu hồi Giấy phép.
- Mất khả năng thanh toán theo quyết định của Bộ Tài chính (chỉ áp dụng đối với chi nhánh nước ngoài).
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bị rút Giấy phép, hết thời hạn hoạt động hoặc bị giải thể, phá sản (chỉ áp dụng đối với chi nhánh nước ngoài).
Khi nào được giải thể doanh nghiệp? Hồ sơ giải thể của doanh nghiệp bảo hiểm phải bao gồm những giấy tờ gì?
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm khi giải thể cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 73/2016/NĐ-CP thì hồ sơ giải thể của doanh nghiệp bảo hiểm gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
- Quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty, hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động tuy theo loại hình của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp:
+ Hết thời hạn hoạt động theo quy định tại Giấy phép nhưng không gia hạn.
+ Bị thu hồi giấy phép
+ Mất khả năng thanh toán theo quyết định của Bộ Tài chính.
+ Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bị rút Giấy phép, hết thời hạn hoạt động hoặc bị giải thể, phá sản.
- Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã thực hiện hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản và cam kết không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài, gồm các tài liệu sau:
+ Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định pháp luật;
+ Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ nợ đối với bên mua bảo hiểm, bao gồm cả việc thanh toán các nghĩa vụ đến hạn theo hợp đồng bảo hiểm và chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài);
+ Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và các chủ nợ khác;
+ Bản sao công chứng giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;
+ Các tài liệu chứng minh khác (nếu có).
- Giấy phép thành lập và hoạt động.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp thực hiện như thế nào?
Trừ trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì việc giải thể doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
- Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có);
- Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Giáo dục mới nhất hiện nay quy định những gì? Ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục còn bao gồm?
- Để đảm bảo điều kiện khởi công xây dựng công trình, ngoài việc phải có giấy phép xây dựng thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Thiết bị y tế loại B là gì? Thiết bị y tế loại B nào được mua bán như các hàng hóa thông thường?
- Có được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần với người được thuê làm giám đốc không?
- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có quyền từ chối yêu cầu của các bên có liên quan không?