Khi nào doanh nghiệp phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đo hơi khí độc tại nơi có sử dụng hoá chất?
- Khi nào doanh nghiệp phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đo hơi khí độc tại nơi có sử dụng hoá chất?
- Chế tài đối với doanh nghiệp có hoạt động phát sinh hóa chất phải giới hạn tiếp xúc nơi làm việc mà không tiến hành quan trắc môi trường lao động là gì?
- Khi tiến hành quan trắc môi trường lao động doanh nghiệp có phải công khai kết quả kiểm soát yếu tố có hại cho người lao động không?
Khi nào doanh nghiệp phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đo hơi khí độc tại nơi có sử dụng hoá chất?
Tổ chức quan trắc môi trường lao động (Hình từ Internet)
Đối chiếu với quy định tại Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì:
Đối với doanh nghiệp có sử dụng người lao động thì doanh nghiệp phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Thêm vào đó, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
Vậy khi nào doanh nghiệp phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đo hơi khí độc tại nơi có sử dụng hoá chất?
Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì doanh nghiệp phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm.
Trong đó, quan trắc môi trường lao động được định nghĩa tại khoản 10 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 là hoạt động thu thập, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố quan trọng môi trường lao động tại nơi làm việc để có các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Lưu ý: Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
Đồng thời, đối chiếu với Mục 1, 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc QCVN 03: 2019/BYT được ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BYT:
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 50 yếu tố hóa học trong không khí nơi làm việc, bao gồm: Aceton; acid acetic; acid hydrochloric; acid sulfuric; amonia; anilin; arsenic và hợp chất; arsin; benzen; n-butanol; cadmi và hợp chất; carbon dioxide; carbon disulfide; carbon monoxide; carbon tetrachloride; chlor; chloroform; chromi (III) (dạng hợp chất); chromi (VI) (dạng hòa tan trong nước) như hexavalent chromi; chromi (VI) oxide; cobalt và hợp chất; dichloromethan; đồng và hợp chất (dạng bụi); đồng và hợp chất (dạng hơi, khói); ethanol; fluor; fluoride; formaldehyde; n-hexan; hydro cyanide; hydro sulfide; kẽm oxide; mangan và các hợp chất; methanol; methyl acetat; nhôm và các hợp chất; nicotin; nitơ dioxide; nitơ monoxide; nitro benzen; nitrotoluen; phenol; selen dioxide; selen và các hợp chất; sulfur dioxide; toluen; 2,4,6 -trinitrotoluen; vinyl chloride; xăng; xylen.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường lao động; các cơ quan, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các tổ chức, cá nhân có các hoạt động phát sinh các hóa chất trong không khí nơi làm việc.
Tóm lại, đối với nơi làm việc của doanh nghiệp có các hoạt động phát sinh các hóa chất trong không khí theo QCVN 03: 2019/BYT thì phải thực hiện quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại hay nói cách khác là thực hiện đo hơi khí độc.
Tần suất tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại là ít nhất một lần trong một năm.
Chế tài đối với doanh nghiệp có hoạt động phát sinh hóa chất phải giới hạn tiếp xúc nơi làm việc mà không tiến hành quan trắc môi trường lao động là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động
Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động có một trong các hành vi sau: không thực hiện báo cáo kết quả hoạt động hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh; không tham gia khóa huấn luyện cập nhật kiến thức về chính sách pháp luật, khoa học công nghệ về quan trắc môi trường lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi không công bố công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, chế tài đối với doanh nghiệp có hoạt động phát sinh hóa chất phải giới hạn tiếp xúc nơi làm việc mà không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật là bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Khi tiến hành quan trắc môi trường lao động doanh nghiệp có phải công khai kết quả kiểm soát yếu tố có hại cho người lao động không?
Dựa vào quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc:
Theo đó, khi tiến hành quan trắc môi trường lao động doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc công khai kết quả kiểm soát yếu tố có hại cho người lao động được biết.
Lưu ý: doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
Phải có người hoặc bộ phận được phân công chịu trách nhiệm về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải quy định việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đến từng tổ, đội, phân xưởng;
Lưu hồ sơ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phù hợp quy định của pháp luật.
Có quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?