Khi nào bắt buộc phải ghi nhãn phụ hàng hóa bằng tiếng Việt? Nhãn hàng hóa bằng tiếng Việt phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Khi nào bắt buộc phải ghi nhãn phụ hàng hóa bằng tiếng Việt?
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ghi nhãn phụ cụ thể như:
Ghi nhãn phụ
1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
....
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa như sau:
Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
....
3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
....
Như vậy, đối chiếu quy định trên có thể thấy rằng ghi nhãn phụ hàng hóa bằng tiếng Việt là bắt buộc đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa.
Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có giải thích nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Khi nào bắt buộc phải ghi nhãn phụ hàng hóa bằng tiếng Việt? Nhãn hàng hóa bằng tiếng Việt phải đảm bảo các yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Ghi nhãn phụ hàng hóa bằng tiếng Việt phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, có điểm b khoản 2 bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP về kích thước nhân hàng hóa, kích thước của chữ và số trên nhãn khi ghi nhãn phụ hàng hóa bằng tiếng Việt phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định kích thước của nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số thể hiện trên nhãn hàng hóa.
- Ghi được đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này;
- Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường và đáp ứng yêu cầu sau: kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường.
Nhập khẩu hàng hóa dưới 5 triệu nhưng không có ghi nhãn phụ hàng hóa bằng tiếng Việt thì có bị phạt hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định pháp luật mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan:
a) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa có nhãn (kể cả nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 14; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 15; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 16; các khoản 3 và 4 Điều 17; khoản 4 Điều 18; khoản 4 Điều 19 và các khoản 5, 6 và 7 Điều 20 của Nghị định này.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa, trừ quy định tại các Điều 11, 12 và 13 của Nghị định này.
...
Như vậy, nhập khẩu hàng hóa dưới 5 triệu nhưng không có ghi nhãn phụ hàng hóa bằng tiếng Việt thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định trên áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền bằng một nửa mức phạt đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?