Khi nào bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật?

Theo tôi thấy, hiện nay có rất nhiều người bán phá giá để cạnh tranh với đối thủ. Vậy bán phá giá thì có bị phạt hay không? Khi nào bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật? Câu hỏi của chị Phương từ Hòa Bình.

Khi nào bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

Như vậy, theo quy định, việc bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Khi nào bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật?

Khi nào bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)

Hành vi bán phá giá dưới giá thành toàn bộ thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ như sau:

Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
1. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Đồng thời, căn cứ Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh như sau:

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
...
5. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
6. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này là 200.000.000 đồng.
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
...

Như vậy, hành vi bán phá giá dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.

Đồng thời, áp dụng hình thức phạt bổ sung, gồm:

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm.

- Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.

Trường hợp người bán phá giá vi phạm lần đầu thì có được giảm nhẹ mức xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng như sau:

Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
1. Tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
a) Người vi phạm đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm;
c) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc;
d) Vi phạm lần đầu.
...

Như vậy, hành vi vi phạm lần đầu thuộc tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính.

Do đó, trong trường hợp người bán phá giá thực hiện hành vi vi phạm lần đầu thì có thể được giảm nhẹ mức xử phạt vi phạm hành chính.

Bán phá giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời kỳ điều tra để xác định việc bán phá giá tối đa là bao lâu? Ai có quyền ra quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá?
Pháp luật
Cơ quan điều tra có được quyền đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp hay không?
Pháp luật
Cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp có thể được gửi tới Cơ quan điều tra bằng hình thức dữ liệu điện tử hay không?
Pháp luật
Bên đề nghị cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp có thể yêu cầu hủy bỏ cam kết trong giai đoạn nào?
Pháp luật
Có mấy cách xác định biên độ bán phá giá? Khi xác định biên độ bán phá giá, Cơ quan điều tra cần xem xét những điều chỉnh nào?
Pháp luật
Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Bán phá giá được hiểu như thế nào trên thế giới? Biện pháp chống bán phá giá cần có điều kiện gì không?
Pháp luật
Chống bán phá giá là gì? Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá? Trường hợp bán phá giá có bị phạt không?
Pháp luật
Khi nào bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Để tránh việc bán phá giá thì việc xác định giá xuất khẩu hàng hóa được thực hiện bằng phương pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bán phá giá
5,489 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bán phá giá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bán phá giá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào