Khi nào bãi bỏ thiết quân luật? Thiết quân luật khẩn cấp là gì? 5 biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành thiết quân luật là gì?
Khi nào bãi bỏ thiết quân luật? Thiết quân luật khẩn cấp là gì?
"Khi nào bãi bỏ thiết quân luật? Thiết quân luật khẩn cấp là gì?" là những câu hỏi được quan tâm gần đây.
Căn cứ theo Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Thiết quân luật
1. Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện.
2. Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
...
6. Các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật bao gồm:
a) Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng;
b) Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người;
c) Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định;
d) Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
đ) Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin.
7. Mọi hoạt động tại địa phương thiết quân luật phải tuân thủ lệnh thiết quân luật và các biện pháp đặc biệt.
8. Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
9. Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương thiết quân luật đã ổn định thì Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
10. Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy đơn vị quân đội, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan thi hành lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật.
Như vậy, Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện.
Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương thiết quân luật đã ổn định thì Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
Thông tin "Khi nào bãi bỏ thiết quân luật? Thiết quân luật khẩn cấp là gì?" như trên.
Khi nào bãi bỏ thiết quân luật? Thiết quân luật khẩn cấp là gì? 5 biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian này? (Hình từ Internet)
Các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 quy định các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật bao gồm:
(1) Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng;
(2) Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người;
(3) Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định;
(4) Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
(5) Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin.
Nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân thế nào?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
(1) Hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
(2) Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:
+ Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
+ Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.
Xem thêm: Diễn tập thiết quân luật có phải là diễn tập phòng thủ dân sự không?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách thức đánh giá thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp theo Hướng dẫn 90? Hướng dẫn các bước đánh giá xếp loại?
- Chủ đầu tư dự án bất động sản có được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác ký kết hợp đồng mua bán nhà ở trong dự án không?
- Mẫu thông báo thưởng lương tháng 13? Tải về thông báo thưởng? Lương tháng 13 có bắt buộc không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp của các cấp công đoàn theo Hướng dẫn 90?
- Tiền học thêm được thu và quản lý thế nào theo Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?