Khi nào bãi bỏ khung giá đất? Khi bỏ khung giá đất sẽ có tác động đến bảng giá đất như thế nào?
Khung giá đất là gì? Phân biệt khung giá đất và bảng giá đất?
Theo quy định tại Điều 113 Luật Đất đai 2013:
Khung giá đất
Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.
Có thể hiểu khung giá đất là mức giá đất tối thiểu và giá đất tối đa được Chính phủ quy định để xác định giá đất, tùy theo từng loại đất. Hiện nay khung giá đất đang áp dụng được quy định tại Nghị định 96/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra cũng cần phân biệt giữa khung giá đất với bảng giá đất. Căn cứ Điều 113 và Điều 114 Luật Đất đai 2013, thì có những sự khác nhau cơ bản về cơ quan ban hành và cơ sở áp dụng như sau:
Về cơ quan ban hành khung giá đất là Chính phủ; Cơ quan ban hành bảng giá đất là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi ban hành.
Ngoài ra về việc áp dụng, khung giá đất được dùng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương. Còn bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
+ Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
+ Tính thuế sử dụng đất;
+ Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
+ Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
+ Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
+ Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Khi nào bãi bỏ khung giá đất? khi bỏ khung giá đất sẽ có tác động đến bảng giá đất như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi nào bãi bỏ khung giá đất?
Nghị quyết 18-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết 18) về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" được ký ban hành ngày 16/6/2022, đã đề ra yêu cầu bãi bỏ khung giá đất trong tương lai.
Cụ thể hóa yêu cầu này, tại Dự án sửa đổi Luật Đất đai có bao gồm nội dung bỏ khung giá đất. Dự thảo này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 4 (tháng 10/2022), kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
Như vậy, hiện nay việc bãi bỏ khung giá đất chưa được thực hiện mà vẫn áp dụng các quy định về khung giá đất hiện hành. Trong tương lai, sau khi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua và có hiệu lực thi hành, thì khung giá đất mới có thể chính thức bị bãi bỏ.
Bãi bỏ khung giá đất có tác động đến các quy định về bảng giá đất tại địa phương như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013:
Bảng giá đất và giá đất cụ thể
1. Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.
Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.
Trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất ít nhất 60 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự thảo bảng giá đất đến cơ quan có chức năng xây dựng khung giá đất xem xét, trường hợp có chênh lệch lớn về giá đất giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó, bảng giá đất và giá đất cụ thể được quy định như trên và dựa quy định hiện hành, thì việc xây dựng bảng giá đất phải dựa vào khung giá đất. Như vậy, nếu nội dung bãi bỏ khung giá đất trong dự thảo sửa đổi Luật Đất đai được thông qua, thì các quy định liên quan về bảng giá đất cũng sẽ được sửa đổi.
Điều này theo nhiều đánh giá của các chuyên gia là thay đổi tích cực đối với sự phát triển hiện nay. Bởi lẽ, thực tiễn thi hành trước đây theo đánh giá từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng khung giá đất không theo kịp biến động giá đất trong thực tế.
Đặc biệt là trước những cơn sốt giá đất, tăng giảm thất thường của thị trường bất động sản hiện nay. Dẫn đến một số địa phương đề nghị cho phép ban hành bảng giá đất vượt khung giá, hơn nữa còn có địa phương đề nghị bỏ khung giá đất.
Như vậy, trong tương lai có thể việc xác định bảng giá đất có thể được giao cho từng địa phương chủ động thực hiện mà không còn phụ thuộc vào khung giá đất như trước đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?