Khi lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông thì cáp viễn thông chỉ được phép treo trên hệ thống cột treo khi nào?
Khi lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông thì cáp viễn thông chỉ được phép treo trên hệ thống cột treo khi nào?
Căn cứ tiểu mục 2.1.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2019/BTTTT về Lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông thì cáp viễn thông chỉ được phép treo trên hệ thống cột treo cáp đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và được sự đồng ý của đơn vị chủ quản tuyến cột; đồng thời phải đảm bảo phù hợp với quy định về khu vực, tuyến đường được phép treo cáp của địa phương.
Khi treo 02 sợi cáp trở lên trên 01 tuyến cột tại các tuyến đường chính của thành phố, thị xã, thị trấn, đơn vị chủ quản tuyến cột hoặc đơn vị sở hữu cáp phải trang bị dây treo cáp và khuyên đỡ bó cáp.
Bên cạnh đó còn có yêu cầu đối với cáp treo được quy định tại tiểu mục 2.1.2 Mục này như sau:
- Cáp được thiết kế chế tạo cho việc treo.
- Cáp treo phải được tính toán đảm bảo an toàn đối với các yếu tố về kết cấu cột, khoảng cách đối với các công trình khác và khoảng cách giữa các cột.
- Đối với các loại cáp khác không có kết cấu chịu lực, chỉ được treo khi: bổ sung dây treo cáp hoặc treo trong các tuyến đã trang bị dây treo và khuyên đỡ bó cáp và có đầy đủ phụ kiện treo, néo đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật thiết kế đưa ra.
Khi lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông thì cáp viễn thông chỉ được phép treo trên hệ thống cột treo khi nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu kỹ thuật đối với cột treo cáp ngoại vi viễn thông như thế nào?
Tại tiểu mục 2.1.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2019/BTTTT quy định yêu cầu kỹ thuật đối với cột treo cáp ngoại vi viễn thông như sau:
Yêu cầu đối với cột treo cáp
2.1.3.1. Yêu cầu chung
a) Cột treo cáp viễn thông bằng bê tông cốt thép, thép hình hoặc vật liệu khác phải bảo đảm chất lượng theo quy định.
b) Các cột góc và cột chịu lực (cột nối cao, cột vượt đường) phải được thiết kế củng cố cột. Thiết kế củng cố cột có thể bằng dây co, chân chống, xây ụ quầy, đổ bờ lốc cột hoặc làm cột ghép.
c) Không dựng cột treo cáp mới đối với các tuyến đường hiện có cột treo cáp. Trên mỗi cột treo cáp, mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông (chủ sở hữu cáp) không treo nhiều hơn 01 tủ/hộp cáp và không được quấn cáp xung quanh thân cột.
2.1.3.2. Yêu cầu về độ chôn sâu của cột treo cáp
Độ chôn sâu của cột treo cáp phụ thuộc vào cấp đất tại nơi chôn cột, chiều dài cột và các biện pháp gia cố do đơn vị thiết kế tính toán đảm bảo chất lượng theo thiết kế đã được phê duyệt.
2.1.3.3. Yêu cầu về khoảng cách tối đa giữa các cột treo cáp và độ căng tối đa của cáp.
a) Khoảng cách tối đa giữa các cột treo cáp trên cùng một tuyến phải được tính toán phù hợp với khả năng chịu tải của cột, độ cao, số lượng cáp treo và các yếu tố khác.
b) Độ căng tối đa phải nhỏ hơn độ căng tối đa cho phép của cáp.
2.1.3.4. Yêu cầu về cột treo cáp dưới đường dây điện lực
Yêu cầu về cột treo cáp dưới đường dây điện lực phải đảm bảo các quy định theo Nghị định số 14/2014/NĐ-CP và QCVN 01:2008/BCT.
Cáp ngoại vi viễn thông trong cống bể được sử dụng khi nào?
Tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2019/BTTTT có nêu cáp trong cống bể được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Theo quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động của địa phương.
- Ngoài các quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động của địa phương thì theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp hoặc các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng.
* Yêu cầu đối với cáp trong cống bể
- Cáp đồng và cáp quang đi trong cống bể phải bảo đảm các yêu cầu về cơ, lý, hóa, điện, có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn, chống côn trùng và động vật gặm nhấm theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp và quy chuẩn kỹ thuật liên quan.
- Cáp viễn thông kéo ngầm trong cống bể phải gắn thẻ sở hữu tại các vị trí phù hợp (bể cáp, hố ga) tuân thủ theo quy định tại Thông tư liên tịch 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT. Khoảng cách tối đa giữa các thẻ là 500 m.
* Yêu cầu đối với hầm cáp, hố cáp (bể cáp)
- Vị trí hầm cáp, hố cáp phải thuận tiện cho lắp đặt, bảo dưỡng, khai thác và bảo đảm an toàn, mỹ quan đô thị nhưng không làm ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông và người đi lại. Hạn chế tối đa xây dựng hầm cáp, hố cáp tại các vị trí đường giao nhau và những nơi tập trung người đi lại như đường rẽ vào công sở cơ quan, điểm chờ xe buýt.
- Nắp bể cáp phải ngang bằng so với mặt đường, mặt hè phố, không bập bênh, đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện giao thông qua lại và phải ngăn được chất thải rắn lọt xuống hầm cáp, hố cáp.
- Tùy thuộc vào vị trí lắp đặt bể cáp, nắp bể cáp phải chịu được tải trọng như quy định ở Bảng 3. Cần phải tính toán khả năng chịu tải của nắp bể cáp đối với trường hợp tải trọng lớn nhất của phương tiện có thể đi qua bể cáp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?