Khi lại tạo được giống thủy sản mới thì có cần phải tiến hành khảo nghiệm giống thủy sản hay không?
- Khi lại tạo được giống thủy sản mới thì có cần phải tiến hành khảo nghiệm giống thủy sản hay không?
- Có được phép đặt tên giống thủy sản khi lai tạo được giống mới hay không?
- Khi lai tạo được giống thủy sản mới thì có thể xin bổ sung vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không?
Khi lại tạo được giống thủy sản mới thì có cần phải tiến hành khảo nghiệm giống thủy sản hay không?
Căn cứ Điều 28 Luật Thủy sản 2017 quy định về trường hợp phải khảo nghiệm giống thủy sản như sau:
Khảo nghiệm giống thủy sản
1. Giống thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp sau đây:
a) Giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật khác, trừ giống thủy sản được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất, kinh doanh chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
...
Như vậy, khi lại tạo được giống thủy sản mới thì cần phải tiến hành khảo nghiệm, trừ giống thủy sản được tạo ra trừ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Căn cứ Điều 26 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về việc công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản như sau:
Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
1. Tổng cục Thủy sản tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản và phê duyệt đề cương khảo nghiệm giống thủy sản.
2. Hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 07.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 08.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 09.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành Quyết định cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 10.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời cấp phép nhập khẩu giống thủy sản cho tổ chức, cá nhân để phục vụ khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu); trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
c) Tổng cục Thủy sản gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm giám sát khảo nghiệm.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản mới sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
(1) Đơn đăng ký theo Mẫu số 07.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; TẢI VỀ
(2) Bản chính đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 08.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. TẢI VỀ
Cá nhân, tổ chức cần nộp hồ sơ đề nghị khảo nghiệm giống thủy sản đến Tổng cục Thủy sản.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 09.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; TẢI VỀ
Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành Quyết định cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 10.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do. TẢI VỀ
Tổng cục Thủy sản gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi tiến hành khảo nghiệm giám sát khảo nghiệm.
Khi lại tạo được giống thủy sản mới thì có cần phải tiến hành khảo nghiệm giống thủy sản hay không? (Hình từ Internet)
Có được phép đặt tên giống thủy sản khi lai tạo được giống mới hay không?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về việc đặt tên giống thủy sản như sau:
Đặt tên giống thủy sản
1. Mỗi giống thủy sản chỉ được đặt một tên.
2. Giống thủy sản không được đặt tên mới trong trường hợp sau đây:
a) Trùng với tên giống đã có;
b) Chỉ bao gồm các số;
c) Vi phạm đạo đức xã hội;
d) Dễ gây hiểu nhầm với các đặc trưng, đặc tính của giống thủy sản đó
Theo quy định trên thì cá nhân, tổ chức sẽ được phép đặt tên đối với giống thủy sản mới.
Tuy nhiên cần lưu ý mỗi giống thủy sản chỉ được đặt một tên. Giống thủy sản không được đặt tên mới trong trường hợp sau:
(1) Trùng với tên giống đã có;
(2) Chỉ bao gồm các số;
(3) Vi phạm đạo đức xã hội;
(4) Dễ gây hiểu nhầm với các đặc trưng, đặc tính của giống thủy sản đó.
Khi lai tạo được giống thủy sản mới thì có thể xin bổ sung vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về việc công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản như sau:
Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
...
7. Công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
b) Đối với giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, sau khi ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ bổ sung vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Theo quy định trên thì lai tạo được giống thủy sản mới thì cá nhân, tổ chức cần tiến hành đăng ký khảo nghiệm giống thủy sản.
Nếu kết quả khảo nghiệm giống thủy sản mới được công nhận thì sau khi ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, trong vòng 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ sẽ bổ sung giống thủy sản vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?