Khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa có được thỏa thuận về mức phạt vi phạm vượt quá 8% giá trị hợp đồng khi một bên vi phạm nghĩa vụ tiết lộ thông tin của bên kia không?

Khi ký hợp đồng hợp đồng mua bán hàng hóa có được thỏa thuận về mức phạt vi phạm vượt quá 8% giá trị hợp đồng khi một bên vi phạm nghĩa vụ tiết lộ thông tin của bên kia không (các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa lựa chọn pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam)? Câu hỏi của anh V.A.A đến từ TP.HCM.

Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có được lựa chọn pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam không?

Căn cứ tại Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng:

Hợp đồng
1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:
a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
...

Như vậy, các bên trong quan hệ hợp đồng được quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.

Hay nói cách khác, các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam, trừ các trường hợp sau:

- Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.

- Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

- Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.

Lưu ý: Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa có được thỏa thuận về mức phạt vi phạm vượt quá 8% giá trị hợp đồng khi một bên vi phạm nghĩa vụ tiết lộ thông tin của bên kia không?

Căn cứ tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 về phạt vi phạm:

Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Thêm vào đó, theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 về mức phạt vi phạm:

Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Đồng thời, dựa vào thông mà khách hàng cung cấp các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa lựa chọn pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.

Theo đó, các bên được quyền thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa về mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng - nghĩa vụ không được tiết lộ thông tin của bên còn lại.

Tuy nhiên, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (kể cả trong trường hợp một bên vi phạm nghĩa vụ tiết lộ thông tin của bên còn lại).

Lưu ý: việc yêu cầu mức phạt này phải quy định cụ thể và chi tiết trong hợp đồng về mức phạt và nghĩa vụ khi vi phạm.

Trường hợp nếu không có quy định mức phạt vi phạm thì các bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo thiệt hại thực tế có thể chứng minh được.

Như vậy, khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa không được thỏa thuận về mức phạt vi phạm vượt quá 8% giá trị hợp đồng khi một bên vi phạm nghĩa vụ tiết lộ thông tin của bên kia.

Khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa có được thỏa thuận về mức phạt vi phạm vượt quá 8% khi một bên vi phạm nghĩa vụ tiết lộ thông tin của bên kia không?

Khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa có được thỏa thuận về mức phạt vi phạm vượt quá 8% khi một bên vi phạm nghĩa vụ tiết lộ thông tin của bên kia không? (Hình từ Internet)

Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài khi nào?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Thương mại 2005 về áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế:

Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Một số lưu ý về việc áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan (Điều 4 Luật Thương mại 2005):

- Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan.

- Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.

- Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.

3,164 lượt xem
Hợp đồng mua bán hàng hóa Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng mua bán hàng hóa:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trường hợp giao thừa hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bên bán giao thiếu hàng thì bên mua có quyền ngừng thanh toán tiền hàng không? Khắc phục thế nào khi giao thiếu hàng?
Pháp luật
Hợp đồng mua bán hàng hoá có thể được thể hiện dưới những hình thức nào? Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới hình thức nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản bàn giao thiết bị mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Biên bản bàn giao thiết bị là gì?
Pháp luật
Mẫu email nhắc nhở thanh toán gửi khách hàng trước ngày đến hạn dành cho doanh nghiệp? Hướng dẫn cách viết email nhắc nhở thanh toán?
Pháp luật
Mẫu PO là gì? Những lưu ý khi lập mẫu PO? Đơn đặt hàng có thay thế được Hợp đồng mua bán không?
Pháp luật
Có được chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển không?
Pháp luật
Mẫu Biên bản nghiệm thu bàn giao? Quá trình nghiệm thu bàn giao có thể thực hiện tại thời điểm nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa? Hướng dẫn soạn thảo? Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Pháp luật
Tải Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản? Hợp đồng này phải được lập bằng văn bản trong mọi trường hợp đúng không?
Pháp luật
Đơn đặt hàng (Purchase Order - PO) có được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa để làm thủ tục hải quan?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng mua bán hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng mua bán hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào