Khi ký văn bản Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được sử dụng con dấu của ai?
Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân là gì?
Theo Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 550/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:
Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo Trung ương về kết quả thực hiện Đề án;
2. Điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo trong việc xây dựng định hướng các chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án.
3. Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, kiểm tra công tác của các thành viên Ban Chỉ đạo; thống nhất chỉ đạo các Ban Chỉ đạo của các Viện kiểm sát địa phương;
4. Báo cáo và đề xuất với Ban Chỉ đạo Trung ương về các hoạt động của Ban Chỉ đạo, các cơ chế, chính sách thực hiện cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành KSND.
Theo quy định nêu trên thì Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo Trung ương về kết quả thực hiện Đề án cải cách hành chính và đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân;
- Điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo trong việc xây dựng định hướng các chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án.
- Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, kiểm tra công tác của các thành viên Ban Chỉ đạo; thống nhất chỉ đạo các Ban Chỉ đạo của các Viện kiểm sát địa phương;
- Báo cáo và đề xuất với Ban Chỉ đạo Trung ương về các hoạt động của Ban Chỉ đạo, các cơ chế, chính sách thực hiện cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Khi ký văn bản Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được sử dụng con dấu của ai?
Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 550/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:
Con dấu và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo và các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo ký sử dụng con dấu của VKSND tối cao.
2. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước, do Vụ Kế hoạch - Tài chính cấp theo quyết định của Lãnh đạo VKSND tối cao qua Văn phòng VKSND tối cao để quản lý, sử dụng và được lập dự toán hằng năm; việc lập, chấp hành dự toán kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Căn cứ trên quy định văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo và các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo ký sử dụng con dấu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, khi ký văn bản Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được sử dụng con dấu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Khi ký văn bản Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được sử dụng con dấu của ai? (Hình từ Internet)
Con dấu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là con dấu nào?
Theo khoản 6 Điều 7 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu có hình Quốc huy như sau:
Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu có hình Quốc huy
1. Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thư ký Quốc hội.
2. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Chính phủ, các bộ; cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng cục hoặc đơn vị tương đương Tổng cục.
4. Văn phòng Chủ tịch nước.
5. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân, dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.
...
Theo quy định nêu trên thì Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sử dụng con dấu có hình Quốc huy.
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP có quy định con dấu có hình Quốc huy là con dấu trên bề mặt có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 2025, tài xế lái xe liên tục quá 4 giờ bị phạt bao nhiêu tiền? Tính toán thời gian lái xe thế nào?
- Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?
- Mức phạt nồng độ cồn 2025 đối với ô tô? Trừ điểm GPLX đối với ô tô khi vi phạm nồng độ cồn 2025 thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13150-3:2024 tái chế nông sử dụng nhựa đường bọt và xi măng ra sao?
- Mẫu hợp đồng phá dỡ công trình nhà chung cư mới nhất là mẫu nào? Tải về hợp đồng phá dỡ công trình nhà chung cư ở đâu?