Khi kinh doanh vận chuyển hàng không phải duy trì đủ vốn tối thiểu là bao nhiêu? Không duy trì đủ vốn có vị rút giấy phép hay không?
- Khi kinh doanh vận chuyển hàng không phải duy trì đủ vốn tối thiểu là bao nhiêu?
- Tổ chức kinh doanh vận chuyển hàng không không duy trì đủ mức vốn tối thiểu có bị hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không không?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không có yêu cầu về vốn tối thiểu là gì?
Khi kinh doanh vận chuyển hàng không phải duy trì đủ vốn tối thiểu là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP) có quy định:
Điều kiện về vốn
1. Mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:
a) Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;
b) Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;
c) Khai thác trên 30 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam.
2. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.
3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:
a) Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ;
b) Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất;
c) Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.
Theo đó mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không như sau:
- Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;
- Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;
- Khai thác trên 30 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam.
Khi kinh doanh vận chuyển hàng không phải duy trì đủ vốn tối thiểu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ chức kinh doanh vận chuyển hàng không không duy trì đủ mức vốn tối thiểu có bị hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không không?
Tại Điều 12 Nghị định 92/2016/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP) quy định:
Hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung
1. Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Không duy trì vốn tối thiểu trong thời gian 03 năm liên tục;
b) Cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;
c) Ngừng khai thác vận tải hàng không 36 tháng liên tục;
d) Không được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép;
đ) Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay bị thu hồi, hủy bỏ quá 36 tháng mà không được cấp lại;
e) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép;
g) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng;
h) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh hàng không, an toàn hàng không, tổ chức bộ máy điều hành và hoạt động khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động hàng không chung;
i) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không;
k) Không còn đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp Giấy phép bị hủy bỏ, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định hủy bỏ giấy phép và doanh nghiệp phải chấm dứt ngay việc kinh doanh vận tải hàng không.
Theo quy định trên trường hợp doanh nghiệp không duy trì vốn tối thiểu trong thời gian 03 năm liên tục thì mới bị hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không có yêu cầu về vốn tối thiểu là gì?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 92/2016/NĐ-CP có quy định:
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng
1. Hoạt động đúng mục đích, nội dung ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Duy trì đủ điều kiện được cấp giấy phép, giấy chứng nhận theo quy định tại Nghị định này.
3. Tuân thủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
4. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu, hàng năm phải gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán chấp nhận toàn phần về Cục Hàng không Việt Nam để thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc duy trì vốn tối thiểu theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không có yêu cầu về vốn tối thiểu hàng năm phải gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán chấp nhận toàn phần về Cục Hàng không Việt Nam để thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc duy trì vốn tối thiểu theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?