Khi kiểm tra cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu thực hiện hợp đồng gia công lần đầu có kiểm tra bảng lương trả cho người lao động của cơ sở không?

Cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu thực hiện hợp đồng gia công lần đầu có thuộc trường hợp kiểm tra cơ sở gia công không? Nếu thuộc thì ai là người có thẩm quyền quyết định kiểm tra? Khi kiểm tra cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu thực hiện hợp đồng gia công lần đầu có kiểm tra bảng lương trả cho người lao động của cơ sở không?

Cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu thực hiện hợp đồng gia công lần đầu có thuộc trường hợp kiểm tra cơ sở gia công không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định như sau:

Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất
1. Các trường hợp kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất:
a) Tổ chức cá nhân thực hiện hợp đồng gia công lần đầu;
b) Tổ chức cá nhân lần đầu được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;
c) Trường hợp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
...

Theo đó, trường hợp kiểm tra cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu gồm:

- Tổ chức cá nhân thực hiện hợp đồng gia công lần đầu;

- Tổ chức cá nhân lần đầu được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;

- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất.

Như vậy, cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu thực hiện hợp đồng gia công lần đầu thuộc trường hợp kiểm tra cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu theo quy định nêu trên.

Kiểm tra cơ sở gia công

Kiểm tra cơ sở gia công (Hình từ Internet)

Ai là người có thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu thực hiện hợp đồng gia công lần đầu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Quy trình Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là Quy trình) Ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015 quy định như sau:

Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất và việc kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất
1. Công chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất được thực hiện thông qua Hệ thống.
Trường hợp Hệ thống chưa hỗ trợ tiếp nhận thông báo cơ sở gia công, sản xuất xuất khẩu thì thực hiện tiếp nhận 02 bản chính theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC và thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra tính đầy đủ của thông tin khai trong thông báo cơ sở gia công, sản xuất xuất khẩu của tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung thông tin chưa đầy đủ ngay sau khi tiếp nhận văn bản thông báo;
b) Cấp số, vào sổ theo dõi việc tiếp nhận Thông báo cơ sở sản xuất. Đóng dấu xác nhận (theo mẫu số 04 Phụ lục 2 Quy trình này), ký tên, đóng dấu công chức tiếp nhận, ghi ngày tháng năm vào trang đầu tiên của Thông báo cơ sở sản xuất bản giấy, đóng dấu giáp lai toàn bộ Thông báo bằng dấu công chức, lưu 01 bản, trả tổ chức, cá nhân 01 bản;
c) Chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đầy đủ thông tin Thông báo cơ sở sản xuất, công chức có đề xuất Chi cục trưởng xem xét, quyết định việc kiểm tra cơ sở sản xuất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hợp đồng gia công lần đầu, tổ chức cá nhân lần đầu áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;
d) Cập nhật kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất xuất khẩu vào Hệ thống hoặc vào sổ (trong trường hợp chưa có Hệ thống hỗ trợ).
2. Thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
...

Theo đó, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý cơ sở thực hiện hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu có thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu.

Khi kiểm tra cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu thực hiện hợp đồng gia công lần đầu có kiểm tra bảng lương trả cho người lao động của cơ sở không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Quy trình Ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015 quy định như sau:

Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất và việc kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất
...
3. Trình tự, thủ tục kiểm tra, nội dung kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 57 Thông tư số 38/2015/TT-BTC . Trên cơ sở biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất, lập kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất (02 bản) theo mẫu số 06/KLKT/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này. Kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ký và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân để thực hiện.
...

Tại điểm c khoản 3 Điều 57 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định như sau:

Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất
...
3. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu: kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu ghi trong thông báo CSSX hoặc ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Kiểm tra ngành nghề đầu tư kinh doanh: đối chiếu nội dung ngành nghề doanh nghiệp công bố thông tin theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư với thực tế hồ sơ và hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của tổ chức, cá nhân;
c) Kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị:
c.1) Kiểm tra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và hợp đồng thuê kho, thuê mượn đất trong trường hợp tổ chức, cá nhân đi thuê kho, thuê mượn đất hoặc Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và hợp đồng tổ chức, cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc sử dụng nhà xưởng, mặt bằng để sản xuất;
c.2) Khi tiến hành kiểm tra máy móc, thiết bị, cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ sau: Các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu; hóa đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị nếu thuộc trường hợp mua trong nước; hợp đồng thuê, mượn máy móc đối với trường hợp thuê, mượn máy móc.
d) Kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất (ví dụ: kiểm tra thông qua hợp đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động,...);
đ) Kiểm tra năng lực, quy mô sản xuất, gia công (ví dụ: bao nhiêu tấn/sản phẩm.../năm; tổng năng lực, quy mô của máy móc thiết bị, nhân công...);
e) Kiểm tra việc lưu giữ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu tại các địa điểm đã thông báo và kiểm tra việc theo dõi nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu, máy móc, thiết bị thông qua sổ kế toán theo dõi kho hoặc phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu, máy móc, thiết bị;
g) Trong trường hợp gia công lại thì cơ quan hải quan kiểm tra cơ sở gia công lại của bên nhận gia công lại theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản này.
Trường hợp bên nhận gia công lại là hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình thì không phải kiểm tra theo quy định tại khoản này, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư của tổ chức, cá nhân.

....

Như vậy, khi kiểm tra cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu thực hiện hợp đồng gia công lần đầu có nội dung kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất thông qua hợp đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động.

Gia công hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi kiểm tra cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu thực hiện hợp đồng gia công lần đầu có kiểm tra bảng lương trả cho người lao động của cơ sở không?
Pháp luật
Gia công hàng hóa trong thương mại được thực hiện đối với những hàng hóa nào? Bên đặt gia công có quyền cử người giám sát tại nơi nhận gia công hay không?
Pháp luật
Điều kiện để hàng hóa gia công chuyển tiếp được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất, gia công hàng hóa thì thực hiện khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại địa điểm nào theo quy định?
Pháp luật
Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép gia công hàng hóa mà không thực hiện việc trao đổi ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài có bắt buộc phải được lập thành văn bản hay không theo quy định?
Pháp luật
Thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nào?
Pháp luật
Gia công trong thương mại là gì? Thù lao gia công được xác định ra sao và có bắt buộc phải trả bằng tiền không?
Pháp luật
Gia công hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài có được hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thì có bắt buộc phải có hợp đồng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gia công hàng hóa
12,239 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gia công hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào