Khi không bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu môi trường trong quá trình kết nối chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu môi trường các cấp thì phải làm gì?
- Khi không bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu môi trường trong quá trình kết nối chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu môi trường các cấp thì phải làm gì?
- Việc vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường có bao gồm nhiệm vụ xây dựng các giải pháp dự phòng bảo đảm tính nguyên vẹn dữ liệu không?
- Nhà nước có chính sách như thế nào trong đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường?
Khi không bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu môi trường trong quá trình kết nối chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu môi trường các cấp thì phải làm gì?
Căn cứ tại Điều 59 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về bảo đảm sự toàn vẹn và tính pháp lý của thông tin, dữ liệu môi trường trong cơ sở dữ liệu môi trường các cấp như sau:
Bảo đảm sự toàn vẹn và tính pháp lý của thông tin, dữ liệu môi trường trong cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
1. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ và cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tính chính xác và kịp thời cập nhật thông tin, dữ liệu được cung cấp cho cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
2. Việc kết nối, chia sẻ, liên thông giữa cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ, cấp tỉnh với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia được thực hiện thông qua tài khoản kết nối với hình thức định danh và xác thực phù hợp theo quy định của pháp luật.
3. Việc tạo mới, sửa đổi và xóa bỏ thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ lịch sử với khả năng truy vết gói tin đã được xác thực bằng chữ ký số trên dữ liệu chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu môi trường.
4. Bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu trong quá trình kết nối chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ và cấp tỉnh với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia. Trong trường hợp không bảo đảm tính toàn vẹn thì phải cập nhật lại thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu gốc trước khi thực hiện lại quá trình kết nối, chia sẻ.
5. Việc sử dụng dữ liệu mở do cơ quan quản lý thông tin, dữ liệu môi trường cung cấp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
6. Thông tin, dữ liệu môi trường là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng thông tin dữ liệu môi trường phải tuân thủ pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định tại Điều 101 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Như vậy, trong trường hợp không bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin, dữ liệu môi trường thì phải cập nhật lại thông tin, dữ liệu từ cơ sở dữ liệu gốc trước khi thực hiện lại quá trình kết nối, chia sẻ
Khi không bảo đảm tính toàn vẹn trong quá trình kết nối chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu môi trường các cấp thì phải làm gì? (Hình từ Internet)
Việc vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường có bao gồm nhiệm vụ xây dựng các giải pháp dự phòng bảo đảm tính nguyên vẹn dữ liệu không?
Căn cứ tại Điều 107 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về xây dựng, vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường như sau:
Xây dựng, vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Thu nhận, tạo lập, nhập, tích hợp, kết nối dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.
3. Kiểm tra, đánh giá về quản lý chất lượng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu môi trường.
...
7. Xây dựng và thực hiện các giải pháp về sao lưu, dự phòng bảo đảm tính nguyên vẹn, an toàn của dữ liệu. Trong trường hợp dữ liệu bị hư hỏng, bị phá hủy do các hành vi trái phép phải có cơ chế bảo đảm phục hồi được dữ liệu.
Như vậy, việc vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường bao gồm nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các giải pháp về sao lưu, dự phòng bảo đảm tính nguyên vẹn, an toàn của dữ liệu.
Lưu ý: trong trường hợp dữ liệu bị hư hỏng, bị phá hủy do các hành vi trái phép phải có cơ chế bảo đảm phục hồi được dữ liệu.
Nhà nước có chính sách như thế nào trong đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường?
Căn cứ tại Điều 103 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư trong đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường cụ thể như sau:
- Phát triển các nền tảng dữ liệu số, công nghệ số về môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạch định chính sách, hỗ trợ ra quyết định, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường và phân tích, dự báo, cảnh báo sớm về môi trường.
- Thực hiện kết nối, liên thông dữ liệu, thông tin về môi trường từ các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, kết nối với Cổng dữ liệu quốc gia phục vụ vận hành Chính phủ điện tử, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.
- Đổi mới, sáng tạo, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới, các thiết bị thông minh nhằm thu nhận, quản lý, phân tích, xử lý, chia sẻ, khai thác, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin, an toàn dữ liệu về môi trường.
- Chuyển đổi phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp trên môi trường số và công nghệ số.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia thu nhận, đóng góp, chia sẻ và khai thác, cung cấp các dịch vụ, giá trị gia tăng, tạo lập thị trường nội dung số về dữ liệu, thông tin về môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?
- Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hình sự mới nhất là mẫu nào? Tải về và hướng dẫn viết mẫu?