Khi kết thúc hoạt động xác minh thì Ban thanh tra nhân dân xã có phải báo cáo kết quả xác minh không?
- Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao xác minh những vụ việc nhất định thì Ban thanh tra nhân dân xã có trách nhiệm gì?
- Khi kết thúc hoạt động xác minh thì Ban thanh tra nhân dân xã có phải báo cáo kết quả xác minh không?
- Khi kiến nghị không được thực hiện thì Ban thanh tra nhân dân xã có quyền gì?
- Ban thanh tra nhân dân xã họp định kỳ mỗi quý bao nhiêu lần?
Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao xác minh những vụ việc nhất định thì Ban thanh tra nhân dân xã có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định hoạt động xác minh của Ban thanh tra nhân dân như sau:
Hoạt động xác minh của Ban thanh tra nhân dân
1. Khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao xác minh những vụ việc nhất định, Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi, nhiệm vụ được giao.
...
Theo đó, khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao xác minh những vụ việc nhất định, Ban thanh tra nhân dân xã có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi, nhiệm vụ được giao.
Ban thanh tra nhân dân xã (Hình từ Internet)
Khi kết thúc hoạt động xác minh thì Ban thanh tra nhân dân xã có phải báo cáo kết quả xác minh không?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động xác minh của Ban thanh tra nhân dân như sau:
Hoạt động xác minh của Ban thanh tra nhân dân
...
2. Trong quá trình thực hiện việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xác minh; xem xét để làm rõ sự việc cần xác minh; việc xác minh được lập thành biên bản.
Kết thúc việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về kết quả xác minh; đồng thời kiến nghị biện pháp xử lý.
3. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
...
Theo đó, khi kết thúc việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân xã báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về kết quả xác minh; đồng thời kiến nghị biện pháp xử lý.
Khi kiến nghị không được thực hiện thì Ban thanh tra nhân dân xã có quyền gì?
Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động xác minh của Ban thanh tra nhân dân
...
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả cho Ban thanh tra nhân dân biết. Trường hợp kiến nghị đó không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.
Theo đó, trường hợp kiến nghị đó không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.
Ban thanh tra nhân dân xã họp định kỳ mỗi quý bao nhiêu lần?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định chế độ làm việc của Ban thanh tra nhân dân như sau:
Chế độ làm việc của Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, trong trường hợp cần thiết có thể họp đột xuất.
Ban thanh tra nhân dân thực hiện chế độ báo cáo mỗi quý một lần trước Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn; định kỳ 6 tháng một lần tiến hành sơ kết; hằng năm tổng kết hoạt động và báo cáo trước Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.
Theo đó, Ban thanh tra nhân dân họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau, trong trường hợp cần thiết có thể họp đột xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?