Khi hoạt động báo chí tại Việt Nam, phóng viên nước ngoài thường trú phải mang theo giấy tờ gì? Việc cấp thẻ phóng viên nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Khi hoạt động báo chí tại Việt Nam, phóng viên nước ngoài thường trú phải mang theo giấy tờ gì?
Theo khoản 5 Điều 12 Nghị định 88/2012/NĐ-CP thì khi hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam, phóng viên thường trú phải mang theo các giấy tờ sau và xuất trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam khi được yêu cầu bao gồm:
- Thẻ phóng viên nước ngoài;
- Hộ chiếu.
Việc cấp thẻ phóng viên nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Việc cấp thẻ phóng viên nước ngoài được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1, 4 Điều 12 Nghị định 88/2012/NĐ-CP thì phóng viên thường trú được Bộ Ngoại giao cấp Thẻ phóng viên nước ngoài, có giá trị không quá 12 tháng, phù hợp với thời hạn thị thực nhập - xuất cảnh của phóng viên.
Phóng viên thường trú có đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
- Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.
- 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của phóng viên thường trú.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Ngoại giao hoàn thành việc cấp, cấp lại hoặc gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài.
Trong trường hợp từ chối cấp, cấp lại hoặc gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài.
Khi phóng viên nước ngoài thường trú hoạt động báo chí tại các địa phương ở Việt Nam thì có cần thực hiện thủ tục gì không?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 88/2012/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú như sau:
Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú
1. Đối với các yêu cầu phỏng vấn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến Bộ Ngoại giao.
2. Đối với các yêu cầu tiếp xúc, phỏng vấn lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Việt Nam, Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến các Bộ, ban, ngành liên quan, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, các Bộ, ban, ngành có trách nhiệm trả lời Văn phòng thường trú bằng văn bản.
3. Đối với các hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương của Việt Nam, Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trả lời Văn phòng thường trú bằng văn bản. Phóng viên thường trú chỉ được hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Hồ sơ đề nghị hoạt động thông tin, báo chí gồm:
a) Văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
b) Bản chụp Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú.
Như vậy, khi phóng viên nước ngoài thường trú hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương của Việt Nam thì:
Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đề nghị hoạt động thông tin, báo chí gồm:
- Văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
- Bản chụp Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trả lời Văn phòng thường trú bằng văn bản.
Phóng viên thường trú chỉ được hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?
- Trong vụ án hình sự, áp giải là gì? Bị cáo vắng mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì bị áp giải đúng không?
- Hợp tác xã có được hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm của địa phương tổ chức trong nước hay không?